2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Năm 2022, SHB tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với việc hoàn thành và đạt các mục tiêu, bước ngoặt quan trọng:
Tổng tài sản của ngân hàng đã tăng trưởng tốt trong bối cảnh chịu tác động những khó khăn của nền kinh tế. Vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 62.577 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 42.904 tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm 2021. Nguồn vốn huy động dồi dào, dài hạn là điều kiện quan trọng để SHB giải ngân cho vay nhiều lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ và NHNN.
VỐN CHỦ SỞ HỮU
42.904
tỷ đồng
Mạng lưới và nhân sự tiếp tục được đầu tư, mở rộng với việc khai trương thêm nhiều chi nhánh mới trong và ngoài nước, nâng tổng số điểm giao dịch lên 539 điểm trong và ngoài nước (trong đó, 1 ngân hàng con 100% vốn, 2 chi nhánh tại Lào; 1 ngân hàng con 100% vốn, 4 chi nhánh tại Campuchia); Văn phòng đại diện tại Myanmar và 2 công ty con (Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản – SHAMC, Công ty tài chính TNHH MTV SHB – SHB FC). Với hơn 9.500 cán bộ nhân viên và mạng lưới trải rộng tại gần 50 tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài, SHB đang phục vụ trên 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.
SHB đã từng bước dịch chuyển cơ cấu thu nhập theo hướng đa dạng hóa thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Bên cạnh tăng trưởng quy mô, thu nhập, SHB kiểm soát chặt chẽ chi phí nhằm tăng hiệu quả hoạt động.
Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đạt 12,22% (quy định của NHNN là ≥8%). Tỷ lệ dự nợ/tiền gửi đạt 77,83% (QĐ của NHNN ≤ 85%); Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 27,60% (QĐ của NHNN ≤ 34%).
Là ngân hàng hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II, năm 2022, SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để chuyển đổi lên phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB) và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, tiến tới đáp ứng ngày càng cao các chuẩn mực quốc tế. Đây là cơ sở để ngân hàng tiếp tục phát triển chiến lược kinh doanh bền vững, toàn diện, là hành lang cho việc quản trị rủi ro và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Năm qua, SHB cũng được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B1, triển vọng tích cực.
Với kết quả đạt được, SHB hiện nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2022, tổng tài sản đạt 550.904 tỷ đồng, tăng 8,7%, thấp hơn số kế hoạch 3%.
- Vốn điều lệ dự kiến theo kế hoạch là 36.000 tỷ đồng, đang hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh trong năm 2023.
- Huy động vốn từ TCKT và cá nhân đạt 407.134 tỷ đồng, tăng 7,6%, thấp hơn số kế hoạch là 19%.
- Dư nợ cấp tín dụng TCKT và dân cư đạt 398.819 tỷ đồng, tăng 10,1%, đảm bảo hạn mức cấp tín dụng được quy định bởi NHNN.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 9.689, tăng trưởng 54,8% so với năm 2021, thấp hơn số kế hoạch là 17%.
- Các chỉ số an toàn vốn, quản lý rủi ro của SHB đều đạt ở mức tốt hơn so với kế hoạch và quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông lệ chuẩn mực quốc tế.
- Trong năm 2022, SHB đã hoàn thành kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.
2.2 TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
STT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ/NHIỆM VỤ CHÍNH | TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN |
---|---|---|---|
1
|
Bà Ngô Thu Hà | Tổng Giám đốc | 0,0728% |
2
|
Ông Nguyễn Huy Tài | Phó Tổng Giám đốc | Không sở hữu |
3
|
Ông Lê Đăng Khoa | Phó Tổng Giám đốc | Không sở hữu |
4
|
Bà Ninh Thị Lan Phương | Phó Tổng Giám đốc | 0,0036% |
5
|
Bà Hoàng Thị Mai Thảo | Phó Tổng Giám đốc | Không sở hữu |
6
|
Ông Đỗ Đức Hải | Phó Tổng Giám đốc | 0,00001% |
7
|
Ông Đỗ Quang Vinh | Phó Tổng Giám đốc | 0,0260% |
8
|
Ông Lưu Danh Đức | Phó Tổng Giám đốc | Không sở hữu |
9
|
Bà Ngô Thị Vân | Kế toán trưởng | 0,00002% |
(Lý lịch tóm tắt thành viên Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, tham khảo trang 18-19) |
- Ông Võ Đức Tiến - Phó Chủ tịch HĐQT SHB: Từ ngày 4/8/2021 đến ngày 19/7/2022, ông Võ Đức Tiến - Phó Chủ tịch HĐQT SHB được giao nhiệm vụ phụ trách điều hành Ngân hàng
- Bà Ngô Thu Hà: Từ ngày 20/7/2022, bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc; Từ ngày 01/09/2022 bổ nhiệm Tổng Giám đốc SHB
- Ông Lưu Danh Đức: Ông Lưu Danh Đức được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc SHB từ ngày 01/09/2022.
STT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ |
---|---|---|
1
|
Ông Nguyễn Đình Dương | Giám đốc Khối Kiểm toán nội bộ |
2
|
Ông Lưu Tiến Cương | Giám đốc Khối Quản trị rủi ro |
3
|
Bà Đặng Hồng Thu | Giám đốc Khối Chiến lược và chuyển đổi số |
4
|
Ông Vũ Tuấn Anh | Giám đốc Khối Quản lý tín dụng |
5
|
Ông Cao Minh Tuân | Giám đốc Khối Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề |
(Lý lịch tóm tắt Giám đốc các khối nghiệp vụ khác, tham khảo trang 20-21) |
TỔNG SỐ CÁN BỘ NHÂN VIÊN CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC CÔNG TY CON CỦA SHB
đến ngày 31/12/2022
9.504
người
80%
CÓ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC
Công khai, minh bạch với các tiêu chí đánh giá trình độ, kỹ năng của các ứng viên dựa trên các chuẩn mực về nghề nghiệp để làm căn cứ trong quá trình tuyển dụng.
Việc tuyển chọn nhân sự với tiêu chuẩn cao về trình độ, sức khỏe, đạo đức luôn được SHB chú trọng với việc duy trì website tuyển dụng trực tuyến, bản tin tuyển dụng nội bộ, thông tin tuyển dụng được phổ biến qua các trang mạng xã hội, đảm bảo tính chuyên nghiệp, minh bạch, công bằng, nâng cao hình ảnh, uy tín của thương hiệu SHB trên thị trường lao động.
SHB luôn coi nhân lực là tài sản quý giá nhất, lấy con người là trung tâm cho động lực phát triển của SHB với chính sách đào tạo, phát triển theo chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, được xây dựng theo từng nhóm đối tượng.
Công tác đào tạo năm 2022 có nhiều chuyển biến với chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng chuẩn chức danh đối với các chức danh chính trong ngân hàng, trọng tâm là các khóa đào tạo về Nâng cao năng lực quản lý - lãnh đạo SHB Talent Lead, Kỹ năng bán hàng & quản lý bán hàng, Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Kỹ năng Thẩm định, Kỹ năng mềm...
Bên cạnh hàng trăm khóa đào tạo bên ngoài và nội bộ trực tiếp đào tạo, SHB phát triển đào tạo thông qua các ứng dụng công nghệ cao như: Hệ thống quản lý học tập - thi trực tuyến SHB - LMS; Hệ thống khảo sát - đánh giá chất lượng sau khóa học trực tuyến SHB - Survey; Diễn đàn trao đổi học tập; Đào tạo qua cầu truyền hình... nhằm tiết giảm tối đa các chi phí liên quan tới đào tạo cũng như nâng cao năng suất lao động của CBNV.
Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ, chế độ phúc lợi của SHB mang tính cạnh tranh với mục tiêu mang lại nguồn thu nhập ổn định để người lao động yên tâm gắn bó với Ngân hàng
(Chi tiết các chính sách và thay đổi chính
sách đối với người lao động,
Quý vị vui lòng xem mục Phát triển bền vững - Chính sách liên quan đến người lao động, trang
120)
2.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
SHB đã đàm phán thành công việc bán Công ty Tài chính TNHH MTV SHB (SHBFC) cho đối tác nước ngoài (Nhà đầu tư Thái Lan - Bank of Ayudhya Public Company Limited - Krungsri), theo 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của công ty cho Krungsri dự kiến năm 2023 (hoặc vào một thời điểm khác do các bên thỏa thuận);
Giai đoạn 2: Ba năm sau khi kết thúc việc hoàn tất giai đoạn 1, SHB sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của công ty do SHB sở hữu còn lại cho Krungsri. Ngày 30/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản chấp thuận cho SHB Finance chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Việc chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những bước cuối cùng trong lộ trình chuyển nhượng vốn điều lệ của SHB tại SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri của Thái Lan - thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG - Nhật Bản. Ngay đầu năm 2023, hai bên sẽ xúc tiến các thủ tục còn lại để sớm hiện thực hóa thỏa thuận.
Bên cạnh đó, SHB tiếp tục triển khai hàng loạt các dự án trong lộ trình trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Trong đó, dự án lớn nhất đã được chuyển đổi thành đơn vị chức năng chính là việc thành lập và đưa khối Ngân hàng số SHB vào hoạt động với mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 về tỷ lệ tăng trưởng khách hàng số active thuộc phân khúc trung cấp và cao cấp vào năm 2027.
a. Khối Ngân hàng số SHB
Với tôn chỉ đồng hành, thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng, bằng phương pháp luận làm việc mới Agile và tư duy thiết kế Design Thinking, đơn vị chịu trách nhiệm về hoạt động chuyển đổi số của SHB là Khối Ngân hàng số SHB đã được thành lập, hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tuyển dụng nhân sự và thiết lập các squad để xây dựng các hành trình sản phẩm trên nền tảng số. Cho tới cuối 2022, khối Ngân hàng số SHB đã có 150 nhân sự, xây dựng được các hành trình trải nghiệm 100% trên kênh số dành cho KHCN với 8 Squad và 86 tính năng lớn được phát triển chịu trách nhiệm về Thẻ tín dụng phê duyệt trước online, Thấu chi tín chấp phê duyệt trước online, vay cầm cố sổ tiết kiệm, tiết kiệm online, eKYC và các tính năng thanh toán đa dạng. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển kênh và chuyển đổi số mạnh mẽ trong các giao dịch. Khối NHS cũng đã thành lập riêng 1 squad cho KHDN với 10 tính năng được phát triển.
Bên cạnh đó, Khối Ngân hàng số đã chính thức triển khai dự án Omni Channel dành cho KHCN vào tháng 04/2022. Đây là dự án xây dựng lại nền tảng hợp kênh mobile banking, internet banking và các kênh offline (chi nhánh, 24/7) để giúp mang lại trải nghiệm vượt trội khi khách hàng tương tác với SHB. Dự án sẽ đầu tư đồng bộ một loạt các công nghệ của đối tác hàng đầu bao gồm:
-
1Kiến trúc Omni Channel để tích hợp trải nghiệm các kênh xuyên suốt;
-
2Kiến trúc Microservice để tăng sự linh hoạt và khả năng mở rộng, bao gồm chuyển hệ thống lên Cloud;
-
3Nâng cấp ESB để tăng hiệu quả kết nối giữa kênh và các dịch vụ lõi của ngân hàng (Core, Card, LOS).
Với việc đầu tư năng cấp các trải nghiệm hiện tại, cùng việc xây dựng thêm nhiều trải nghiệm mới đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tài chính khách hàng (thẻ tín dụng online, vay online, cầm cố online…), dự án sẽ giúp gia tăng mạnh hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng trên phân khúc KHCN. Dự án đã golive MVP2 Omni Channel theo đúng kế hoạch vào tháng 10/2022. Nền tảng này dự kiến sẽ được golive toàn diện và mang tới trải nghiệm vượt trội cho KHCN từ Quý II/2023.
b. Các dự án nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số chung tại SHB
-
1Dự án thay thế hệ thống Corebanking: phân tích, đánh giá về nhu cầu phát triển trong tương lai theo chiến lược của ngân hàng, SHB cần hệ thống Corebanking có kiến trúc hiện đại, vận hành ổn định, đáp ứng sự tăng trưởng về khách hàng, sản phẩm, giao dịch. Dự án sẽ thực hiện việc chuyển đổi hệ thống, chuyển đổi dữ liệu và triển khai những tính năng nhằm đáp ứng các yêu cầu của nghiệp vụ lõi ngân hàng.
-
2Dự án LOS - Xây dựng quy trình cho vay theo hành trình Khách hàng được đánh giá giải pháp và triển khai, sử dụng các nền tảng mở với khả năng module hóa cao và khả năng phát triển mở rộng linh hoạt. Dự án tập trung vào hoàn thiện quy trình cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện tại, đồng thời xây dựng các quy trình cho vay theo từng hành trình sản phẩm cụ thể. Với giải pháp triển khai RLOS tân tiến nhất SHB hướng tới việc cung cấp quy trình tín dụng được hệ thống hóa nhanh chóng, tối ưu nguồn lực cho các đơn vị tham gia vào quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời đưa ra thị trường các giao phẩm là các sản phẩm cho vay trên nền tảng số áp dụng theo từng quy trình riêng biệt một cách nhanh chóng nhất. Dự án triển khai trước phần KHCN, sau đó sẽ mở rộng phạm vi cho phần KHDN.
-
3Dự án tư vấn kiến trúc Microservices cho toàn bộ hệ thống CNTT của SHB: Đây là bước đi đầu tiên trong việc triển khai kiến trúc Microservices cho hệ thống CNTT của SHB. Do tính chất phức tạp của công tác triển khai một hệ thống CNTT theo mô hình kiến trúc Microservices, SHB đã và đang làm việc với các đối tác CNTT hàng đầu trên thế giới để lựa chọn 1 đơn vị có đủ năng lực chuyên môn hỗ trợ SHB xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm chuyển đổi hệ thống CNTT từ mô hình kiến trúc Monolithic lên mô hình Microservices dựa trên nhu cầu và hạ tầng CNTT hiện tại.
-
4Dự án nâng cấp trục tích hợp ESB nhằm bổ sung những tính năng, tiêu chuẩn kết nối, khả năng tính sẵn sàng, thực thi và quản lý lộ trình chuyển đổi số. Các dịch vụ tạo dựng dựa trên trục tích hợp mới đáp ứng được hết các chuẩn kỹ thuật cần có của kiến trúc Microservices, có thể tiếp tục được chạy trên nền tảng vật lý như trước đây. Với dạng kiến trúc mở, trục tích hợp mới cũng nâng cao tính sẵn sàng để giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng các mã nguồn mở/hoặc nền tảng thương mại trong việc tích hợp để triển khai mô hình kết hợp vận hành và phát triển CICD - liên tục tích hợp, liên tục triển khai.
-
5
Dự án triển khai nền tảng Hybrid Cloud: SHB thực hiện đầu tư hạ tầng đám mây lai cho hệ thống Ngân hàng hợp kênh Omni Channel theo phương án mở rộng hạ tầng ảo hóa đã đầu tư nhằm đảm bảo về kiến trúc hạ tầng công nghệ và tối ưu chi phí. Dự án sau khi đưa vào triển khai sẽ phục vụ việc vận hành các giải pháp ngân hàng hợp kênh của SHB.
Ngoài ra, trong năm 2022 SHB cũng đã và đang triển khai các dự án chuẩn bị về nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin lõi của ngân hàng như nâng cấp Core thẻ, nền tảng dữ liệu, hệ thống quản trị nguồn nhân lực, dự án xây dựng hoàn thiện TTDL & TT DL dự phòng cho toàn bộ trang thiết bị máy chủ, lưu trữ CSDL, network nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai các giải pháp theo chiến lược CNTT của ngân hàng. Đồng thời, SHB cũng triển khai thiết kế lại website ngân hàng và chuẩn bị cho dự án Nền tảng dữ liệu khách hàng - Customer Data Platform - CDP để thí điểm các giải pháp xây dựng năng lực marketing số cho ngân hàng.
2.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CHỈ TIÊU | ĐVT | 2021 | 2022 | TĂNG TRƯỞNG 2022/2021 |
---|---|---|---|---|
QUY MÔ VỐN | ||||
Tổng tài sản | Tỷ đồng | 506.604 | 550.904 | 8,7% |
Vốn điều lệ | Tỷ đồng | 26.674 | 30.674 | 15,0% |
Vốn tự có | Tỷ đồng | 53.114 | 62.577 | 17,8% |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH | ||||
Huy động từ TCKT và cá nhân | Tỷ đồng | 378.441 | 407.134 | 7,6% |
Dư nợ cấp tín dụng (*) | Tỷ đồng | 368.514 | 398.819 | 10,1% |
Tổng thu nhập | Tỷ đồng | 40.650 | 45.556 | 12,1% |
Lợi nhuận trước thuế | Tỷ đồng | 6.260 | 9.689 | 54,8% |
AN TOÀN VỐN | ||||
Tỷ lệ an toàn vốn | % | 11,86 | 12,22 | Đảm bảo mức quy định của NHNN theo Basel II (≥ 8%) |
Tỷ lệ nợ xấu | % | 1,69 | 2,81 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 3%) |
Tỷ lệ nợ quá hạn | % | 2,36 | 4,56 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 5%) |
THANH KHOẢN | ||||
Tỷ lệ dư nợ/huy động (LDR) | % | 76,86 | 77,83 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 85%) |
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn | % | 27,36 | 27,60 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 34%) |
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản | % | 13,69 | 15,79 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≥ 10%) |
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022) | ||||
(*) Dư nợ cấp tín dụng theo phương pháp tính tăng trưởng tín dụng do NHNN cấp. |
Tổng tài sản | Tỷ đồng | 506.604 | 550.904 | 8,7% |
Vốn điều lệ | Tỷ đồng | 26.674 | 30.674 | 15,0% |
Vốn tự có | Tỷ đồng | 53.114 | 62.577 | 17,8% |
Huy động từ TCKT và cá nhân | Tỷ đồng | 378.441 | 407.134 | 7,6% |
Dư nợ cấp tín dụng (*) | Tỷ đồng | 368.514 | 398.819 | 10,1% |
Tổng thu nhập | Tỷ đồng | 40.650 | 45.556 | 12,1% |
Lợi nhuận trước thuế | Tỷ đồng | 6.260 | 9.689 | 54,8% |
Tỷ lệ an toàn vốn | % | 11,86 | 12,22 | Đảm bảo mức quy định của NHNN theo Basel II (≥ 8%) |
Tỷ lệ nợ xấu | % | 1,69 | 2,81 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 3%) |
Tỷ lệ nợ quá hạn | % | 2,36 | 4,56 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 5%) |
Tỷ lệ dư nợ/huy động (LDR) | % | 76,86 | 77,83 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 85%) |
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn | % | 27,36 | 27,60 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≤ 34%) |
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản | % | 13,69 | 15,79 | Đảm bảo mức quy định của NHNN (≥ 10%) |
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022)
(*) Dư nợ cấp tín dụng theo phương pháp tính tăng trưởng tín dụng do NHNN cấp.
2.5. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG, THAY ĐỔI VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU
TỔNG SỐ CỔ PHIẾU (cổ phiếu)
3.067.383.196
- Đang lưu hành: 3.066.887.010 cổ phiếu
- Hạn chế chuyển nhượng: 116.485.677cổ phiếu
- Tự do chuyển nhượng: 2.950.897.519 cổ phiếu
CỔ ĐÔNG LỚN, CỔ ĐÔNG NHỎ
-
Cổ đông lớn: 9,998%
-
Cổ đông nhỏ: 90,002%
(Cổ đông lớn là cổ đông chiếm trên 5% tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ngân hàng. Cổ đông nhỏ là các cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần dưới 5%.)
CỔ ĐÔNG TỔ CHỨC VÀ CỔ ĐÔNG CÁ NHÂN
-
Tổ chức: 24,748%
-
Cá nhân: 75,252%
CỔ ĐÔNG TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI
-
Cổ đông nước ngoài: 6,050%
-
Cổ đông trong nước: 93,950%
CỔ ĐÔNG NHÀ NƯỚC VÀ CỔ ĐÔNG KHÁC
-
Cổ đông nhà nước: 0,938%
-
Cổ đông khác: 99,062%
Năm 2022, SHB tăng vốn điều lệ từ 26.673.697.990.000 đồng lên 30.673.831.960.000 đồng thông qua trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu.
- Số lượng cổ phiếu quỹ của SHB tại 31/12/2022: 496.186 cổ phiếu
- Trong năm 2022, SHB không phát sinh giao dịch cổ phiếu quỹ
2.6. BÁO CÁO TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
(Chi tiết báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội, Quý vị xem tại mục Phát triển bền vững, trang 120)