BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022
Quản trị Công ty
Hoạt động của Hội đồng quản trị
Trong năm 2022, Hội đồng Quản trị (HĐQT) VCB đã tổ chức họp 55 phiên họp và lấy ý kiến bằng văn bản 130 nội dung để định hướng, chỉ đạo hoạt động của VCB trong từng thời kỳ, xem xét quyết định các công việc thuộc thẩm quyền xử lý của HĐQT, cũng như trao đổi về một số chuyên đề cụ thể khác.

Năm 2022, HĐQT tổ chức

55phiên họp

Các Ủy ban thuộc Hội đồng Quản trị

Ủy ban Quản lý rủi ro

Ủy ban Quản lý rủi ro (UBQLRR) tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động...) bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

Trong năm 2022, UBQLRR đã tổ chức 04 phiên họp định kỳ, tiếp tục phối hợp với các phòng ban có liên quan để xây dựng và hoàn thiện các quy chế/mô hình của VCB. Ngoài ra, UBQLRR còn tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia, nhận định, đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại và trong thời gian tới. UBQLRR tham mưu đề xuất cho HĐQT các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp phòng ngừa rủi ro trên nhiều mặt hoạt động. Để phù hợp với việc thay đổi nhân sự cấp cao và tình hình hoạt động thực tế, trong năm 2022, VCB đã thực hiện kiện toàn nhân sự của UBQLRR.

Ủy ban Nhân sự

Ủy ban nhân sự (UBNS) có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của VCB. Sau khi các văn bản quy chế về quản lý cán bộ được ban hành đồng bộ, UBNS đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đánh giá, đề xuất quy hoạch, bổ nhiệm, quản lý cán bộ thuộc phân cấp thẩm quyền, kiện toàn mô hình tổ chức theo các Khối và phát triển mạng lưới, nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của VCB.

Hoạt động của Ban Kiểm soát

BKS đã thực hiện giám sát HĐQT, BĐH trong việc thực hiện các định hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2022 của VCB được ĐHĐCĐ thông qua, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ Ngân hàng trong việc quản trị, điều hành. Trong năm 2022, HĐQT và BĐH đã chủ động, kịp thời ban hành các chính sách, chương trình hành động, đề ra các giải pháp thích hợp và tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp thúc đẩy kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc và tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong toàn hệ thống để đảm bảo phát triển kinh doanh đạt mục tiêu đã đề ra. Nhìn chung, hoạt động quản trị, điều hành của HĐQT và BĐH đã tuân thủ các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ Ngân hàng.

Thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, BKS đã thực hiện theo dõi danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên HĐQT, thành viên BKS, Phó Tổng Giám đốc phụ trách BĐH và người có liên quan của thành viên HĐQT, thành viên BKS, Phó Tổng Giám đốc phụ trách BĐH và cập nhật thông tin định kỳ.

Hoạt động quan hệ nhà đầu tư

Nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống và sự điều hành linh hoạt, đúng định hướng, Vietcombank đã đạt được tăng trưởng ấn tượng với quy mô tăng trưởng tín dụng đứng đầu toàn ngành. Chất lượng tài sản được duy trì với tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức 0,68%. Vị thế dẫn đầu về chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động của Vietcombank tiếp tục được khẳng định khi năm 2022, Vietcombank đã được cả 3 tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế là Fitch Ratings, Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm.

Xem thêm
Quản trị rủi ro
Thông tin chung
Trong năm 2022, Vietcombank tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáp ứng với khẩu vị rủi ro cũng như ngưỡng quy định của
pháp luật.
  • Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
  • Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật.
  • Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ.

    Đồng thời, tăng cường, nâng cao vai trò, hoạt động của các Ủy ban, Hội đồng, Bộ phận trong công tác quản lý rủi ro, như: Ủy ban Quản lý rủi ro, Hội đồng rủi ro, Bộ phận Quản lý rủi ro, Bộ phận Tuân thủ, Kiểm toán nội bộ. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho ngân hàng.

Công tác quản lý các loại hình rủi ro trọng yếU