GIỚI THIỆU VIETCOMBANK
Tự hào
giá trị truyền thống
Giới thiệu Vietcombank
VỐN ĐIỀU LỆ
47.325 tỷ đồng
THÔNG TIN KHÁI QUÁT
TÊN GIAO DỊCH
-
Tên công ty bằng tiếng Việt:NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
-
Tên công ty bằng tiếng Anh:JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM
-
Tên giao dịch:VIETCOMBANK
-
Tên viết tắt:VIETCOMBANK
- Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 23/05/2008.
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
-
Mã số doanh nghiệp:0100112437
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 02/06/2008 (đăng ký lần đầu), đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 14/04/2022.
VỐN ĐIỀU LỆ (VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU)
-
47.325.165.710.000 đồng
-
Bằng chữ:Bốn mươi bảy nghìn ba trăm hai mươi lăm tỷ, một trăm sáu mươi lăm triệu, bảy trăm mười nghìn đồng.
MÃ CỔ PHIẾU: VCB
-
Mệnh giá cổ phần:10.000 đồng
-
Tổng số cổ phần:4.732.516.571
-
Địa chỉ:198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
-
Số điện thoại:84-24-3934 3137
-
Fax:84-24-3826 9067
-
Website:www.vietcombank.com.vn
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/1/1955
Thành lập Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - tiền thân của Vietcombank.
Ngày 1/4/1963
Chính thức đi vào hoạt động (theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính phủ).
Từ tháng 4/1965
đến tháng 4/1975
Trực tiếp tham gia vận hành con đường tiền tệ (mật danh B29), tiếp nhận và “chế biến” tiền từ nước ngoài, đưa về trong nước quản lý và tiếp viện cho Cách mạng miền Nam.
Từ tháng 4/1975
đến năm 1987
Tham gia tiếp quản hệ thống ngân hàng cũ, kế thừa quyền hội viên của Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế; tham gia xử lý nợ quốc gia, chống cấm vận; đảm nhận thành công vai trò ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên ba phương diện: ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu và thanh toán giao dịch quốc tế.
Năm 1987
Là ngân hàng thương mại duy nhất được phép phát hành các Phiếu đồng Việt Nam gốc ngoại tệ, góp phần thực hiện quản lý đồng bộ đối với việc sử dụng, chi tiêu ngoại tệ.
Năm 2000-2005
Tiên phong xây dựng, thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu và hiện đại hóa ngân hàng.
Ngày 2/6/2008
Chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần sau khi tiên phong cổ phần hóa, phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2007.
Ngày
30/06/2009
Cổ phiếu VCB chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Ngày
30/09/2011
Ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho, Nhật Bản.
Ngày
31/03/2013
Ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới cùng Slogan “Chung niềm tin - Vững tương lai”.
Ngày
01/12/2016
Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
Ngày
19/10/2018
Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào.
Ngày
19/10/2018
Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ-NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
Ngày 1/11/2019
Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
Ngày 12/11/2019
Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
Năm 2019
Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
Ngày 27/01/2020
Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
Năm 2020 - nay
Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
- Giữ vững vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam.
- Một trong 200 Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn nhất thế giới.
- Một trong 700 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu.
- Đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
-
Dịch vụ huy động vốn;
-
Dịch vụ cho vay;
-
Dịch vụ chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
-
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng;
-
Dịch vụ bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế;
-
Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng;
-
Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
-
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
-
Dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật;
-
Dịch vụ ngân hàng đại lý;
-
Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa trong phạm vi do Ngân hàng Nhà nước quy định;
-
Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
ĐỊA BÀN KINH DOANH
510
PHÒNG GIAO DỊCH
121
CHI NHÁNH
58/63
TỈNH THÀNH
1.163
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
Tính đến 31/12/2022, Vietcombank hiện có 121 Chi nhánh với 510 phòng giao dịch hoạt động tại 58/63 tỉnh, thành phố trong cả nước:
- Hà Nội có 15 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12,4%
- Đồng bằng sông Hồng có 19 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 15,7%
- Trung du và miền núi phía Bắc có 9 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 7,4%
- Bắc và Trung Trung bộ có 16 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13,2%
- Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 14 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 11,6%
- TP.HCM có 18 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14,9%
- Tây Nam Bộ có 16 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13,2%
- Đông Nam Bộ có 14 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 11,6%
Tính đến 31/12/2022, VCB thiết lập và duy trì quan hệ ngân hàng đại lý với 1.163 ngân hàng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Mô hình quản trị
cơ cấu bộ máy quản lý
Định hướng phát triển
Tầm nhìn và sứ mệnh
đến năm 2025
-
Ngân hàng số 1
tại Việt Nam -
Một trong 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á
-
Một trong 300 Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn nhất thế giới
-
Một trong 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu
-
Đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
Mục tiêu chiến lược đến năm 2025
-
1
Số 1 về quy mô lợi nhuận; có cơ cấu thu nhập đa dạng, chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng.
-
2
Dẫn đầu về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Việt Nam.
-
3
Ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro tại Việt Nam.
-
4
Dẫn đầu về chất lượng nguồn nhân lực.
-
5
Dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG).
-
6
Nghiên cứu, phấn đấu phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.
-
1
Số 1 về quy mô lợi nhuận; có cơ cấu thu nhập đa dạng, chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng.
-
2
Dẫn đầu về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Việt Nam.
-
3
Ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro tại Việt Nam.
-
4
Dẫn đầu về chất lượng nguồn nhân lực.
-
5
Dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG).
-
6
Nghiên cứu, phấn đấu phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.
Mục tiêu về phát triển bền vững
Để hiện thực hóa mục tiêu về phát triển bền vững, Vietcombank đang tập trung hoàn thiện lộ trình phát triển bền vững theo 5 trụ cột.
- Không ngừng nâng cao năng lực tài chính để tạo động lực phát triển ổn định, bền vững và đảm bảo quyền lợi của khách hàng, cổ đông và đối tác.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị.
- Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình phát triển bền vững.
- Hướng tới việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (GRI, TCFD) về phát triển bền vững.
- Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo hướng bền vững.
Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2023
-
06
đột phá chiến lược
-
03
trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh
-
Các giải pháp chủ đạo
-
1Triển khai Chương trình hành động chuyển đổi số và Kế hoạch hành động chuyển đổi đúng tiến độ đã phê duyệt, đảm bảo chất lượng.
-
2Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực thích ứng cho chuyển đổi số. Phát triển văn hóa số và ứng dụng phương pháp làm việc Agile.
-
3Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu hoạt động; phát huy thế mạnh tổng thể của toàn hệ thống VCB.
-
4Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm.
-
5Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách.
-
6Triển khai đúng tiến độ với tinh thần quyết tâm cao nhất Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.
-
1Tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững: Gia tăng tỷ trọng và chất lượng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ; Tăng trưởng tín dụng bán buôn gắn với phát triển khách hàng và dịch vụ; Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch đồng thời với việc đảm bảo chất lượng tín dụng.
-
2Phấn đấu cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ. Mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên kênh số và nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng.
-
3Cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển mạnh mẽ vị thế tạo lập thị trường của VCB.
Một số
chỉ tiêu chính
TỔNG TÀI SẢN
Tăng 9%
so với năm 2022
HUY ĐỘNG VỐN TT1
Tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng LDR không cao hơn mức thực hiện năm 2022
TÍN DỤNG
Tăng 14%
so với năm 2022
TỶ LỆ NỢ XẤU
< 1,5 %
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Tăng tối thiểu 15%
so với năm 2022
-
1
Tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, bám sát diễn biến thị trường, cơ cấu nguồn vốn theo hướng hiệu quả bền vững.
-
2
Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của NHNN; Cơ cấu lại danh mục tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả; Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, quản lý các khoản nợ đang được cơ cấu lại và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.
-
3
Tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kinh doanh; Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin.
-
4
Duy trì, đẩy mạnh và cải thiện thu nhập từ hoạt động dịch vụ; Phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh.
-
5
Triển khai có hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ Chương trình hành động chuyển đổi số và Kế hoạch hành động chuyển đổi; Chuyển đổi mô hình tổ chức theo Agile; Phát triển sản phẩm, dịch vụ số gắn với nâng cao các năng lực về công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu và năng lực số hóa.
-
6
Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; Chú trọng triển khai việc mua sắm trụ sở cho các Chi nhánh mới và các Chi nhánh chưa có trụ sở ổn định; Tiếp tục triển khai, thực hiện công tác an sinh xã hội nhằm chia sẻ khó khăn với cộng đồng, hỗ trợ khắc phục giảm nhẹ các hậu quả do dịch Covid-19 và thiên tai, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục, y tế.
-
7
Triển khai lộ trình cải thiện thực hành về Môi trường, Quản trị, Xã hội tại Vietcombank theo các tiêu chỉ của bộ chỉ số phát triển bền vững VNSI, từng bước cải thiện hoạt động phát triển bền vững tại Vietcombank theo bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững GRI, TCFD và xây dựng chiến lược phát triển bền vững toàn diện cho Vietcombank trong thời gian tới.
06 đột phá chiến lược
-
1Triển khai Chương trình hành động chuyển đổi số và Kế hoạch hành động chuyển đổi đúng tiến độ đã phê duyệt, đảm bảo chất lượng.
-
2Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực thích ứng cho chuyển đổi số. Phát triển văn hóa số và ứng dụng phương pháp làm việc Agile.
-
3Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu hoạt động; phát huy thế mạnh tổng thể của toàn hệ thống VCB.
-
4Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm.
-
5Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách.
-
6Triển khai đúng tiến độ với tinh thần quyết tâm cao nhất Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.
03 trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh
-
1Tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững: Gia tăng tỷ trọng và chất lượng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ; Tăng trưởng tín dụng bán buôn gắn với phát triển khách hàng và dịch vụ; Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch đồng thời với việc đảm bảo chất lượng tín dụng.
-
2Phấn đấu cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ. Mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên kênh số và nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng.
-
3Cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển mạnh mẽ vị thế tạo lập thị trường của VCB.
Một số
chỉ tiêu chính
TỔNG TÀI SẢN
Tăng 9%
so với năm 2022
HUY ĐỘNG VỐN TT1
Tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng LDR không cao hơn mức thực hiện năm 2022
TÍN DỤNG
Tăng 13%
so với năm 2022
TỶ LỆ NỢ XẤU
< 1,5 %
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Tăng tối thiểu 15%
so với năm 2022
Các giải pháp chủ đạo
-
1
Tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, bám sát diễn biến thị trường, cơ cấu nguồn vốn theo hướng hiệu quả bền vững.
-
2
Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng củva NHNN; Cơ cấu lại danh mục tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả; Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, quản lý các khoản nợ đang được cơ cấu lại và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.
-
3
Tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kinh doanh; Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin.
-
4
Duy trì, đẩy mạnh và cải thiện thu nhập từ hoạt động dịch vụ; Phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh.
-
5
Triển khai có hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ Chương trình hành động chuyển đổi số và Kế hoạch hành động chuyển đổi; Chuyển đổi mô hình tổ chức theo Agile; Phát triển sản phẩm, dịch vụ số gắn với nâng cao các năng lực về công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu và năng lực số hóa.
-
6
Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; Chú trọng triển khai việc mua sắm trụ sở cho các Chi nhánh mới và các Chi nhánh chưa có trụ sở ổn định; Tiếp tục triển khai, thực hiện công tác an sinh xã hội nhằm chia sẻ khó khăn với cộng đồng, hỗ trợ khắc phục giảm nhẹ các hậu quả do dịch Covid-19 và thiên tai, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục, y tế.
-
7
Triển khai lộ trình cải thiện thực hành về Môi trường, Quản trị, Xã hội tại Vietcombank theo các tiêu chỉ của bộ chỉ số phát triển bền vững VNSI, từng bước cải thiện hoạt động phát triển bền vững tại Vietcombank theo bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững GRI, TCFD và xây dựng chiến lược phát triển bền vững toàn diện cho Vietcombank trong thời gian tới.
Giải thưởng Vietcombank năm 2022
GIẢI THƯỞNG TRONG NƯỚC
1
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
SỐ VCB DIGIBIZ
CỦA VIETCOMBANK
ĐƯỢC TRAO GIẢI
SAO KHUÊ 2022
Đơn vị trao giải:
VINASA
Sáng ngày 23/04/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2022. Dịch vụ Ngân hàng số VCB DigiBiz đã vinh dự là một trong số các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và được vinh danh tại lễ công bố giải thưởng Sao Khuê 2022. VCB DigiBiz là kênh ngân hàng số đồng nhất, giúp doanh nghiệp có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng (app) VCB DigiBiz trên các chợ ứng dụng hoặc trên website của Vietcombank. Rất đơn giản, khách hàng chỉ cần sử dụng một tên truy cập, một mật khẩu để sử dụng dịch vụ trên các nền tảng đa dạng với một hạn mức giao dịch thống nhất. Giao diện VCB DigiBiz được thiết kế hiện đại, mang tới những trải nghiệm đơn giản và mới lạ cho khách hàng.
2
VIETCOMBANK
LẦN THỨ 7 LIÊN TIẾP
ĐỨNG ĐẦU BẢNG
XẾP HẠNG TOP 10
NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI UY TÍN
Đơn vị trao giải:
VIETNAM REPORT
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được vinh danh là đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín năm 2022 và thuộc Top 10 Công ty đại chúng uy tín, hiệu quả. Theo đó, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã phối hợp cùng Báo VietNamNet tổ chức Lễ công bố Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả; Top 10 Công ty uy tín ngành Ngân hàng - Bảo hiểm - Công nghệ năm 2022. Vietcombank tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín năm 2022 và thuộc Top 10 Công ty đại chúng uy tín, hiệu quả. Năm 2022 cũng là năm thứ 7 liên tiếp Vietcombank vinh dự dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín. Đây là kết quả dựa trên nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report nhằm vinh danh những đại diện ngân hàng hoạt động hiệu quả, giàu kinh nghiệm, có vị thế trong ngành, có đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành, không ngừng nỗ lực vươn lên và để lại dấu ấn thương hiệu trong mắt khách hàng, người tiêu dùng và các đối tác đầu tư.
3
VIETCOMBANK
9 LẦN LIÊN TIẾP
CÓ MẶT TRONG TOP 10
THƯƠNG HIỆU MẠNH
VIỆT NAM
Đơn vị trao giải:
VIETNAM
ECONOMIC TIMES
Ngày 12/10/2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - Vn Economy - Vietnam Economic Times đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022. Vietcombank vinh dự lần thứ 9 liên tiếp nằm trong danh sách Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam. Với chủ đề “Kiến tạo và Phát triển thương hiệu Việt Nam Xanh”, chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2022 đã khảo sát, bình xét, công bố và vinh danh các thương hiệu doanh nghiệp có những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các tiêu chí bình xét năm 2022 tập trung vào các chiến lược, chương trình hành động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đạt được thể hiện rõ quá trình: chuyển đổi số; chuyển đổi xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng năng lượng sạch; phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh chia sẻ, nhân văn và bao trùm; Bảo vệ thương hiệu và chú trọng phát huy chính sách hướng tới người lao động và cộng đồng; và các chỉ số phục hồi tăng trưởng của doanh nghiệp sau tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
4
VIETCOMBANK
DẪN ĐẦU
CÁC NGÂN HÀNG
TRONG TOP 10
DOANH NGHIỆP
LỢI NHUẬN
TỐT NHẤT
VIỆT NAM
Đơn vị trao giải:
VIETNAM REPORT
Ngày 25/10/2022, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo điện tử VietNamNet tổ chức Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự được bình chọn trong Top 50 Doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam năm 2022 với vị trí dẫn đầu các ngân hàng thương mại Việt Nam thuộc Top 10 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất. Vietnam Report cho biết, phân tích từ dữ liệu thống kê trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kép về lợi nhuận (CAGR) trung bình của tất cả các doanh nghiệp trong PROFIT500 là 10,12%, trong đó, ngành Tài chính đạt mức 17,3%. Đây cũng được xem là những ngành có tiềm năng tăng trưởng và góp phần tích cực cho đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới.
5
VIETCOMBANK
LẦN THỨ 8 LIÊN TIẾP
ĐẠT THƯƠNG HIỆU
QUỐC GIA VIỆT NAM
Đơn vị trao giải:
CỤC XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI
BỘ CÔNG THƯƠNG
Tối 02/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 8. Vietcombank vinh dự lần thứ 8 liên tiếp được bình chọn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Việc Vietcombank liên tiếp 8 lần đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã thể hiện hiệu quả hoạt động, ổn định, chất lượng tài sản vượt trội và dịch vụ đa dạng uy tín trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với phương châm hành động “Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững” và quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm - Quyết liệt - Sáng tạo”, năm 2022, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả kinh doanh tích cực: quy mô kinh doanh tăng trưởng tốt, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, kết quả kinh doanh đảm bảo tiến độ. Đồng thời Vietcombank tích cực triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, đặc biệt là triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong giai đoạn 2022 - 2023 và các giải pháp hỗ trợ khác của ngành Ngân hàng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh song song với việc không ngừng đổi mới chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
6
VIETCOMBANK
3 LẦN LIÊN TIẾP
ĐƯỢC VINH DANH
“DOANH NGHIỆP
TIÊU BIỂU VÌ NGƯỜI
LAO ĐỘNG”
Đơn vị trao giải:
TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngày 16/11/2022, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” năm 2022. Vietcombank vinh dự được vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.” Đây là lần thứ 3 Ngân hàng được tôn vinh ở hạng mục này.
Đại diện Vietcombank, ông Hồng Quang - thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Khối Nhân sự, Chủ tịch Công đoàn Vietcombank chia sẻ: “Giải thưởng ‘Doanh nghiệp vì người lao động’ Vietcombank đạt được trong thời gian qua góp phần nâng tầm vị thế của người lao động Vietcombank đồng thời khẳng định trách nhiệm và là sự cam kết của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn Vietcombank trong công tác chăm lo, đảm bảo, gia tăng quyền lợi của người lao động Vietcombank. Chúng tôi cũng cho rằng, giải thưởng này thật sự có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn cũng như toàn xã hội về nguồn lực quý giá nhất là con người, động viên Vietcombank và cộng đồng các doanh nghiệp chăm lo tốt hơn cho người lao động, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện an sinh xã hội, tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế.”
7
VIETCOMBANK
ĐƯỢC VINH DANH
NGÂN HÀNG XUẤT
SẮC NHẤT NĂM
2022 TRONG HỘI
NGHỊ NGÂN HÀNG
THÀNH VIÊN 2022
CỦA NAPAS
Đơn vị trao giải:
NAPAS
Ngày 18/11/2022, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Hội nghị Ngân hàng thành viên NAPAS 2022, Vietcombank đã vinh dự nhận 3 giải thưởng lớn bao gồm: Ngân hàng xuất sắc năm 2022, Ngân hàng tích cực nhất trong việc chuyển đổi thẻ Chip NAPAS trong năm 2022 và Ngân hàng đứng đầu về giao dịch VietQR qua NAPAS. Những giải thưởng này là kết quả tích cực của Vietcombank trong nỗ lực không ngừng nghỉ để đầu tư đổi mới, phát triển, cải tiến sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ trong suốt năm qua. Vietcombank được coi là lá cờ tiên phong trong ngành Ngân hàng góp phần hiệu quả cho hoạt động thúc đẩy thanh toán điện tử, đa dạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
8
VIETCOMBANK
ĐƯỢC VINH DANH
TOP 10 NƠI LÀM
VIỆC
TỐT NHẤT VIỆT NAM
2022 VÀ TOP 500
NHÀ TUYỂN DỤNG
HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Đơn vị trao giải:
VIET RESEARCH
VÀ BÁO ĐẦU TƯ
Ngày 21/12/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) phối hợp cùng Báo Đầu tư tổ chức Lễ công bố Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam và Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022 cùng Tọa đàm nhân sự với chủ đề: Tạo dựng nơi làm việc tốt - Chìa khóa cho phát triển bền vững. Vietcombank được vinh danh đứng đầu ngành Ngân hàng trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và đứng thứ 3 trong Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VBE500). Theo Ban Tổ chức, kết quả khảo sát năm 2022 tiếp tục cho thấy tính đồng bộ, hiệu quả và bền vững trong hoạt động quản trị điều hành, phát triển nguồn nhân lực cũng như xây dựng môi trường làm việc gắn bó, hạnh phúc của Vietcombank, cho thấy những nỗ lực của ngân hàng trong phát triển văn hóa doanh nghiệp; xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh; tạo dựng và duy trì môi trường làm việc tốt nhất với cơ chế, chính sách lương thưởng và chế độ đãi ngộ tốt dành cho cán bộ nhân viên.
GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ
1
VIETCOMBANK
ĐƯỢC VINH DANH
VỚI BA GIẢI
THƯỞNG
LỚN CỦA THE ASIAN BANKER
Đơn vị trao giải:
THE ASIAN BANKER
Ngày 24/03/2022, tại Hà Nội, Vietcombank đón nhận 3 giải thưởng lớn của tạp chí The Asian Banker, gồm:
- Dịch vụ Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam - Best Digital Banking service in Vietnam.
- Ngân hàng hỗ trợ tốt nhất trong thời gian Covid-19 tại Việt Nam - Most Helpful Bank during Covid-19.
- Ngân hàng bán lẻ chính được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam - Most Selected Main Retail Bank in Vietnam.
Với lịch sử hoạt động hơn 20 năm, The Asian Banker được xem là một trong những tổ chức hàng đầu trong việc đánh giá xếp hạng các tổ chức tài chính toàn cầu. Hàng năm, The Asian Banker tổ chức bình chọn các danh hiệu NH liên quan tới hoạt động quan trọng như: Tài trợ thương mại, quản lý tiền tệ, thanh toán... Hội đồng chuyên môn của The Asian Banker, bao gồm những chuyên gia đến từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các công ty quản lý quỹ hàng đầu trên thế giới, thực hiện rà soát và đánh giá nghiêm ngặt hồ sơ hoạt động của các tổ chức tài chính.
2
VIETCOMBANK
LÀ ĐẠI DIỆN DUY NHẤT
TẠI VIỆT NAM CÓ MẶT
TRONG TOP 1.000
DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT LỚN NHẤT
TOÀN CẦU DO
FORBES BÌNH CHỌN
Đơn vị trao giải:
FORBES
Theo bảng xếp hạng “The World’s Largest Public Companies 2020” của Forbes, Vietcombank là đại diện duy nhất tại Việt Nam có mặt trong Top 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu. Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, thứ hạng của Vietcombank đã được cải thiện đáng kể từ 1.985 lên 950, lọt vào Top 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn. Vietcombank hiện là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có tổng tài sản hơn 1,8 triệu tỷ đồng và giá trị vốn hóa cao nhất trong các TCTD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện Vietcombank có 22.599 nhân viên với mạng lưới hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam gồm trụ sở chính tại Hà Nội và trên 600 Chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, thứ hạng của Vietcombank đã được cải
thiện đáng kể từ 1.985 lên 950,
lọt vào Top 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu
do Forbes bình chọn.
3
VIETCOMBANK
LẦN THỨ 6 LIÊN TIẾP
ĐƯỢC VINH DANH
GIẢI THƯỞNG NGÂN
HÀNG MẠNH NHẤT
VIỆT NAM
DO THE ASIAN BANKER TRAO TẶNG
Đơn vị trao giải:
THE ASIAN BANKER
Vừa qua, Tạp chí The Asian Banker đã vinh danh Vietcombank là Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam năm 2021. Đây là lần thứ 6 liên tiếp Vietcombank được trao giải thưởng uy tín này. Giải thưởng Ngân hàng mạnh nhất có truyền thống lâu năm, được thực hiện từ năm 2007 dựa trên bảng cân đối tài chính và được xét duyệt thông qua quá trình bình chọn chi tiết, minh bạch nhằm ghi nhận thành tích của các ngân hàng thương mại.
Đây là giải thưởng có uy tín, được các nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và truyền thông sử dụng khi tham chiếu về sức mạnh tài chính của các ngân hàng trong khu vực, cũng là nguồn thông tin bổ ích cho các ngân hàng, tập đoàn quốc tế là đối tác tiềm năng của ngân hàng được quan tâm. Năm 2021, với điểm số 3,59 trên thang điểm 5, Vietcombank dẫn đầu bảng xếp hạng trong nhóm các ngân hàng Việt Nam.
4
S&P RATINGS NÂNG
XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
CỦA
VIETCOMBANK
LÊN MỨC CAO NHẤT
TRONG CÁC NGÂN
HÀNG VIỆT NAM
Đơn vị trao giải:
S&P RATINGS
Ngày 26/05/2022, Tổ chức xếp hạng quốc tế S&P Ratings (S&P) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức “BB” lên mức “BB+’’ và 01 ngày sau đó, S&P đã thông báo cập nhật xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank (là ngân hàng duy nhất trong các ngân hàng Việt Nam được cập nhật xếp hạng tín nhiệm). Là ngân hàng số 1 của Việt Nam, với vị thế quan trọng, Vietcombank được đánh giá có thể hưởng lợi từ các nguồn lực bên ngoài khi Việt Nam có xếp hạng tín nhiệm quốc gia cao hơn và có khả năng cao sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời và đầy đủ từ Chính phủ trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính.
Tổ chức xếp hạng quốc tế S&P Ratings (S&P) đã nâng xếp hạng
tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức “BB” lên mức “BB+’’ và 01 ngày sau đó,
S&P đã thông báo cập nhật xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank.
5
VIETCOMBANK
NHẬN 2 GIẢI THƯỞNG
QUỐC
TẾ UY TÍN TỪ
INTERNATIONAL
FINANCE MAGAZINE
Đơn vị trao giải:
INTERNATIONAL
FINANCE MAGAZINE
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa được tạp chí International Finance Magazine (IFM) vinh danh 2 giải thưởng gồm: “Ngân hàng có quan hệ đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2021” và “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam năm 2021”. Đây là kết quả từ quá trình đánh giá và xem xét của Hội đồng giám khảo IFM dựa trên những kết quả Vietcombank trong suốt năm 2021. Với giải thưởng này, IFM ghi nhận nỗ lực của Vietcombank trong việc sáng tạo, phát triển và cải tiến chất lượng các ứng dụng công nghệ số nhằm mang đến cho người dùng sự trải nghiệm tối ưu. Theo đó, tất cả nhu cầu tài chính như: các dịch vụ liên quan đến mở tài khoản trực tuyến, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán, chuyển tiền qua số điện thoại, chuyển tiền và thanh toán qua mã QR... đều được đáp ứng đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng trên cùng một ứng dụng VCB Digibank.
Việc được IFM trao tặng các giải thưởng nói trên sẽ là nguồn động lực, mục tiêu phấn đấu cho Vietcombank ghi dấu tên tuổi tại thị trường tài chính trong và ngoài nước trong những năm tới.
6
VIETCOMBANK
VINH DỰ NHẬN
4 GIẢI THƯỞNG CỦA
TỔ CHỨC THẺ QUỐC TẾ
JCB
Đơn vị trao giải:
JCB
Ngày 05/08/2022, tại Hội nghị thường niên của Tổ chức thẻ quốc tế JCB Việt Nam 2022 diễn ra tại Đà Nẵng, Tổ chức thẻ quốc tế JCB đã vinh danh Vietcombank tại 04 hạng mục giải thưởng quan trọng:
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số sử dụng thẻ tín dụng năm 2021 (Leading Licensee in credit card retail spending volume 2021),
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ năm 2021 (Leading Licensee in Merchant Sales 2021),
- Ngân hàng dẫn đầu về sản phẩm và giải pháp mới năm 2021 (Leading Licensee in New products and solution 2021),
- Ngân hàng dẫn đầu doanh số thanh toán ECOM (Leading Licensee in EC merchant sales 2021).
Trước đó, Vietcombank đón nhận nhiều giải thưởng quan trọng từ các tổ chức uy tín dành cho dịch vụ thẻ, điển hình là giải thưởng của Công ty Chuyển mạch quốc gia NAPAS dành cho “Ngân hàng tiêu biểu năm 2021” trong hoạt động thanh toán nội địa, giải thưởng của Tổ chức thẻ quốc tế VISA dành cho Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu thẻ, doanh số thanh toán thẻ và doanh số thanh toán qua thẻ doanh nghiệp.
Những giải thưởng này một lần nữa góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu hàng đầu của Vietcombank trên hoạt động thẻ tại Việt Nam. Đồng thời đây cũng là minh chứng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của Ngân hàng trong việc phát triển, cải tiến sản phẩm, gây dựng được niềm tin yêu của khách hàng khi lựa chọn và tin dùng sản phẩm thẻ Vietcombank.
7
VIETCOMBANK
DẪN ĐẦU TOP 25
THƯƠNG HIỆU
TÀI CHÍNH HÀNG ĐẦU
VIỆT NAM
Đơn vị trao giải:
FORBES VIỆT NAM
Ngày 27/10/2022, tại Hội nghị Thương hiệu 2022, thương hiệu Vietcombank tiếp tục đứng đầu danh sách “25 thương hiệu tài chính dẫn đầu 2021” do Forbes Việt Nam bình chọn, với giá trị thương hiệu lên tới 705 triệu USD. Vietcombank là doanh nghiệp liên tục đứng trong top đầu các danh sách xếp hạng của Forbes Việt Nam, cũng như luôn có mặt trong danh sách Global 2000 của Forbes. Điều này được thể hiện qua hoạt động hiệu quả, ổn định, chất lượng tài sản vượt trội và có thu nhập từ dịch vụ đa dạng bậc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quy mô kinh doanh tăng trưởng tốt, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, kết quả kinh doanh đảm bảo tiến độ.
8
VIETCOMBANK
ĐƯỢC VINH DANH
TRONG CÁC GIẢI THƯỞNG
QUAN TRỌNG DÀNH CHO
SẢN PHẨM THẺ
Đơn vị trao giải:
VISA
Trong khuôn khổ giải thưởng thường niên Visa Award, Tổ chức thẻ quốc tế Visa đã vinh danh Vietcombank tại 4 hạng mục giải thưởng quan trọng trong hoạt động thẻ, bao gồm: Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu thẻ - Leadership in Payment Volume; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu thẻ ghi nợ - Leadership in Debit Payment Volume; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ - Leadership in Merchant Sales Volume; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán qua thẻ Doanh nghiệp - Leadership in Commercial Payment Volume Growth. Những giải thưởng này một lần nữa góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu hàng đầu của Vietcombank trên hoạt động thẻ tại Việt Nam. Đồng thời, đây là minh chứng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của ngân hàng trong việc phát triển, cải tiến sản phẩm những năm qua và thể hiện niềm tin của Quý khách hàng khi lựa chọn, tin dùng sản phẩm thẻ của Vietcombank.
9
VIETCOMBANK
NHẬN GIẢI THƯỞNG
REFINITIV
VIETNAM
FX AWARD VỚI
DANH HIỆU BEST
FXALL TAKER
Đơn vị trao giải:
REFINITIV THUỘC SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN LONDON
(LONDON STOCK
EXCHANGE GROUP)
Ngày 24/03/2022, tại Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải thưởng Refinitiv Vietnam FX Award do Tổ chức - Refinitiv thuộc Sở giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange Group) trao tặng cho Vietcombank danh hiệu Best FXall Taker - Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ trên FXall cao nhất năm 2021.
Giải thưởng được trao dựa trên số liệu thống kê của Refinitiv - Tổ chức thuộc London Stock Exchange Group về giao dịch của các thành viên trên hệ thống giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng của Refinitiv (Refinitiv FXall) trong năm 2021. Đây là hệ thống giao dịch chính thức của thị trường ngoại hối Việt Nam do Refinitiv cung cấp để giao dịch các cặp ngoại tệ/ngoại tệ trên thị trường quốc tế theo hình thức khớp giá tự động. Theo bà Trần Ngọc Nga - Giám đốc thương mại Refinitiv khu vực Việt Nam và Myanmar, giải thưởng ngoại hối là giải thưởng lâu đời và danh giá tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Refinitiv. Tại Việt Nam giải thưởng này được tổ chức lần thứ 2 vào năm nay và cơ sở trao giải dựa trên những tiêu chí rõ ràng và minh bạch.
10
VIETCOMBANK
ĐƯỢC VINH DANH
TẠI NHIỀU HẠNG
MỤC GIẢI THƯỞNG
QUAN TRỌNG CỦA
TỔ CHỨC THẺ
QUỐC TẾ VISA
Đơn vị trao giải:
VISA
Ngày 28/10/2022, tại Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), tổ chức thẻ quốc tế Visa đã công bố giải thưởng Visa Awards 2022 với 9 hạng mục giải thưởng quan trọng về hoạt động thẻ được trao cho Vietcombank.
Các giải thưởng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhận được gồm:
- Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ 2022 (Leadership in Payment Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch trực tuyến xuyên biên giới 2022 (Leadership in Cross-border eCommerce Payment Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số thẻ doanh nghiệp 2022 (Leadership in Commercial Payment Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch trực tuyến nội địa 2022 (Leadership in Domestic eCommerce Payment Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch trên thẻ ghi nợ 2022 (Leadership in Debit Payment Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch trên thẻ tín dụng 2022 (Leadership in Credit Payment Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ 2022 (Leadership in Merchant Sales Volume 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán trực tuyến 2022 (Leadership in eCommerce Merchant Sales Volume Growth 2022)
- Ngân hàng dẫn đầu về mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ (Leadership in Acceptance Network Coverage 2022)
Những giải thưởng này thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới, phát triển, cải tiến sản phẩm dịch vụ cũng như khẳng định niềm tin của đông đảo khách hàng khi lựa chọn sử dụng sản phẩm thẻ của Vietcombank. Tại lễ trao giải Visa Awards 2022, một lần nữa, Vietcombank chiếm vị trí là ngân hàng đạt nhiều giải thưởng nhất.
11
Vietcombank
7 năm liên tiếp
là ngân hàng
có môi trường
làm việc tốt nhất
Việt Nam
Đơn vị trao giải:
ANPHABE VÀ INTAGE
Những giải thưởng này thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngân hàng
trong việc đầu tư đổi mới, phát triển, cải tiến sản phẩm dịch vụ cũng như
khẳng định niềm tin của đông đảo khách hàng khi lựa chọn sử dụng sản phẩm
thẻ của Vietcombank.
Tháng 11/2022, Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage vừa công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022. Đây là mùa thứ 9 Anphabe công bố danh sách này. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng có môi trường làm việc hấp dẫn nhất khi được bình chọn xếp thứ 1 toàn ngành Ngân hàng, xếp thứ 3 toàn thị trường Việt Nam và trong Top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất. Với kết quả khảo sát năm nay, Vietcombank duy trì vị thế dẫn đầu trong 7 năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam.
Với kết quả khảo sát năm nay, Vietcombank duy trì vị thế dẫn đầu trong 7 năm
liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam.
12
FITCH RATINGS
NÂNG XẾP HẠNG
TÍN NHIỆM ĐỐI
VỚI
VIETCOMBANK
Đơn vị trao giải:
FITCH RATINGS
Ngày 17/11/2022, tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm thường niên năm 2022. Theo đó, Fitch Ratings nâng bậc tín nhiệm của Vietcombank từ mức BB- lên BB và giữ triển vọng Tích cực.
Theo báo cáo của Fitch, sau nhiều năm theo sát đánh giá mức độ hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đối với các NHTM, Fitch cho rằng Chính phủ Việt Nam thuộc nhóm tích cực và rất sẵn sàng hỗ trợ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các động thái của NHNN trong 2 tháng vừa qua. Do đó, Fitch đã điều chỉnh định hạng hỗ trợ của Chính phủ đối với Vietcombank từ mức BB- lên BB. Và cũng nhờ đó, định hạng nhà phát hành dài hạn của Vietcombank được nâng lên 1 bậc, ngang với định hạng quốc gia là BB, tiếp tục duy trì triển vọng Tích cực.
Định hạng sức mạnh độc lập của Vietcombank cũng được Fitch nâng 1 bậc lên mức BB- nhờ liên tục duy trì thanh khoản ổn định, chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ bao nợ xấu cao và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận bền vững.
Việc nâng xếp hạng tín nhiệm đối với Vietcombank góp phần khẳng định những hoạt động hiệu quả của ngân hàng thời gian qua đồng thời là động lực để Vietcombank tiếp tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.
13
VIETCOMBANK
TOP 500 NGÂN HÀNG
MẠNH NHẤT
KHU VỰC CHÂU Á -
THÁI BÌNH DƯƠNG
Đơn vị trao giải:
THE ASIAN BANKER
The Asian Banker mới đây đã công bố bảng xếp hạng 500 Ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022, dựa trên sức mạnh của bảng cân đối kế toán.
Các tiêu chí xét duyệt của bảng xếp hạng bao gồm tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn (CAR), dư nợ cho vay, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR),... Ngoài Châu Á - Thái Bình Dương, bảng xếp hạng cũng được mở rộng bao gồm các khu vực khác như ngân hàng ở Trung Đông, châu Phi và Trung Á cũng như các ngân hàng Hồi giáo trên toàn cầu.
CHỨNG NHẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Ngân hàng | Chứng nhận | |
---|---|---|
Wells Fargo Bank, N.A. |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc |
|
J.P.Morgan Chase Bank, N.A. |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc cho tỷ lệ điện MT202 đạt chuẩn 99.97% Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế cho tỷ lệ điện MT103 đạt chuẩn 99.04% |
|
The Bank of New York Mellon |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc |
|
Citibank, N.A. |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc |
|
Standard Chartered Bank |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Xuất sắc đồng USD |
|
HSBC Bank Plc |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Xuất sắc đồng USD |
|
ANZ Group |
Giải thưởng Chất lượng Thanh toán Xuất sắc đồng AUD |