Báo cáo thường niên DPM 2020

Các yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và việc thực hiện các mục tiêu của Tổng công ty trong năm 2020

Rủi ro trong hoạt động sản xuất, vận hành nhà máy
Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào
Rủi ro về thị trường tiêu thụ
Rủi ro về tài chính và mục tiêu tái cấu trúc

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bảng tổng hợp kết quả SXKD năm 2020
STT Chỉ tiêu Đơn Vị Tính Thực Hiện Năm 2019 Kế Hoạch Năm 2020 Thực Hiện Năm 2020 Tỷ Lệ So Với Năm 2019 (%) Tỷ Lệ Hoàn Thành KH (%)
A B C 1 2 3 4=3/1 5=3/2
1 SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT
1.1 Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 707,9 785,0 865,9 122% 110%
1.2 UFC 85 Nghìn tấn 11,8 13,0 13,5 115% 104%
1.3 NPK Nghìn tấn 84,5 180,0 114,9 136% 64%
1.4 NH3 (để bán) Nghìn tấn 61,5 57,8 73,6 120% 127%
2 SẢN LƯỢNG KINH DOANH
2.1 Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 691,2 780,0 826,8 120% 106%
2.2 NPK Nghìn tấn 76,6 180,0 94,5 123% 52%
2.3 Phân bón tự doanh Nghìn tấn 207,9 189,0 179,0 86% 95%
2.4 UFC 85 Nghìn tấn 8,4 9,0 9,6 114% 107%
2.5 NH3 (bán ra thị trường) Nghìn tấn 58,8 55,0 67,8 115% 123%
2.6 CO2 Nghìn tấn 51,2 50,0 54,3 106% 109%
2.7 Hóa chất Nghìn tấn 1,6 0,8 0,7 41% 84%
3 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TOÀN TỔNG CÔNG TY (hợp nhất)
3.1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.831,0 9.237,5 8.038,0 103% 87%
3.2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 467,1 512,6 847,9 182% 165%
3.3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 388,9 432,8 701,6 180% 162%
3.4 Nộp NSNN (số đã nộp) Tỷ đồng 127,9 159,2 439 343% 276%
4 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CÔNG TY MẸ
4.1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 8.041,5 7.589,1 8.127,1 101% 107%
4.2 Trong đó: Vốn điều lệ Tỷ đồng 3.914,0 3.914,0 3.914,0 100% 100%
4.3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.006,1 8.703,1 7.411,4 106% 85%
4.4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 435,5 491,4 815,2 187% 166%
4.5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 370,4 420,5 691,3 184% 162%
4.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ % 9% 11% 17% 184% 162%
4.7 Nộp NSNN Tỷ đồng 106,7 141,9 419,2 343% 276%
4.8 Đầu tư
4.8.1 Tổng mức đầu tư Tỷ đồng 116,3 106,7 75,0 64% 70%
Đầu tư XDCB Tỷ đồng 100,0 66,7 56,1 56% 84%
Mua sắm trang thiết bị Tỷ đồng 16,3 40,0 18,8 116% 47%
Đầu tư góp vốn Tỷ đồng
4.8.2 Nguồn vốn đầu tư Tỷ đồng 116,3 106,7 75,0 64% 70%
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 41,8 83,2 75,0 179% 90%
Vốn vay và khác Tỷ đồng 74,5 23,5 0% 0%
Sản lượng sản xuất các mặt hàng phân bón, hóa chất năm 2020

Nghìn tấn

Sản lượng kinh doanh các mặt hàng phân bón, hóa chất năm 2020
  • Thực hiện năm 2019
  • Kế hoạch năm 2020
  • Thực hiện năm 2020

Đạm Phú Mỹ

(Nghìn tấn)

NPK

(Nghìn tấn)

Phân bón tự doanh

(Nghìn tấn)

UFC 85

(Nghìn tấn)

NH3

(Nghìn tấn)

CO2

(Nghìn tấn)

Hóa chất

(Nghìn tấn)

Thống kê số liệu về sản xuất kinh doanh Đạm Phú mỹ của Tổng Công ty
Chỉ tiêu về sản lượng

Đơn vị tính: Nghìn Tấn

Sản Phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Urê SX 807 802 856 822 850 817 818 799 816 708 866
Urê tiêu thụ 806 752 908 835 843 835 823 794 812 691 827
Biểu đồ cơ cấu chỉ tiêu về sản lượng

Nghìn tấn

Chỉ tiêu về tài chính hợp nhất

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu 6.999 9.763 13.906 10.807 9.972 10.047 8.170 8.178 9.439 7.831 8.038
Nộp NS 405 537 694 602 308 420 474 515 297 128 439
Lợi nhuận trước thuế 1.922 3.510 3.542 2.468 1.285 1.880 1.393 853 871 467 848
Lợi nhuận sau thuế 1.706 3.140 3.016 2.142 1.096 1.488 1.165 708 712 389 702
Biểu đồ cơ cấu chỉ tiêu về tài chính hợp nhất

Tỷ đồng

Những thay đổi, biến động lớn về chiến lược kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, thị trường, sản phẩm và nguồn cung cấp – đánh giá nguyên nhân
Những yếu tố biến động nổi bật gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020, có thể đánh giá như sau:

Về thị trường: Trong năm 2020, Việt Nam đã giảm mạnh nhập khẩu urê (giảm 78% về lượng và 80% về kim ngạch) so với năm 2019 do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá urê thế giới nhập về tăng cao hơn giá nội địa trong khi nguồn cung trong nước tăng cao. Trong khi đó, xuất khẩu urê tăng mạnh trong năm 2020, đạt gần 450 nghìn tấn, tăng 133% so với năm 2019, kim ngạch tăng 106%, đạt 116 triệu USD. Giá bán nhóm nông sản tiêu thụ chủ yếu phân NPK, urê như hồ tiêu, cà phê, cao su, lúa đều giảm sâu nên ảnh hưởng đến khả năng đầu tư/tái đầu tư cho phân bón, thậm chí một số vùng thu hẹp diện tích canh tác/bỏ ruộng kéo theo giá bán các loại phân bón đều giảm so với năm 2019. Biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt tại miền Trung làm diện tích gieo trồng và năng suất của các loại cây trồng sụt giảm dẫn tới nhu cầu phân bón giảm.

Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang các thị trường tiêu thụ nông sản chủ lực, việc dịch bệnh bùng phát làm hoạt động kinh doanh nông sản của Việt Nam sang các thị trường này có thời gian bị gián đoạn, và hiện nay việc giao thương vẫn rất thận trọng nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh, đây là nguyên nhân làm sản lượng xuất khẩu và giá nông sản giảm mạnh, dẫn đến đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế, khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón giảm.

Tỷ trọng nguồn khí đồng hành có giá thấp (mỏ Bạch Hổ - Rồng Đồi Mồi, thuộc Bể Cửu Long) đạt công suất thấp hơn kế hoạch và đang suy giảm nhanh hơn dự báo, tỷ trọng khí cấp bù từ nguồn khác (Nam Côn Sơn và Cửu Long khác) tăng lên và có mức phí vận chuyển cao, khiến giá thành chi phí khí gia tăng.

Biểu đồ về cơ cấu doanh thu, lợi nhuận các mặt hàng phân bón, hóa chất trong năm 2020
Cơ cấu doanh thu
Cơ cấu lợi nhuận
Phân tích các mảng nổi bật trong sản xuất, kinh doanh

Sản lượng sản xuất Urê PM

866

NGHÌN TẤN

Kinh doanh hiệu quả

1,1

TRIỆU TẤN PHÂN BÓN

Doanh thu

8.038

TỶ ĐỒNG

Lợi nhuận trước thuế

848

TỶ ĐỒNG

Công tác đầu tư dự án và đầu tư khác

Theo kế hoạch năm 2020, PVFCCo triển khai đầu tư/mua sắm với tổng mức đầu tư xây dựng và mua sắm là 107 tỷ đồng. Năm 2020 PVFCCo đã thực hiện giải ngân được 75 tỷ đồng đạt 70% kế hoạch năm theo tiến độ thực tế.

Kết quả hoạt động đầu tư góp vốn

(Báo cáo tóm tắt về kết quả hoạt động của các công ty con, công ty góp vốn)

STT Nội dung Tỷ lệ góp vốn Tổng giá trị đầu tư thực tế (tỷ đồng) VĐL (tỷ đồng) LNST (tỷ đồng) LNST/VĐL Cổ tức nhận trong năm 2020 (tỷ đồng)
I Đầu tư vào Công ty con 386,25 515,00 41,25 31,88
1 PVFCCo North 75,00% 90,00 120,00 8,79 7,3% 9,00
2 PVFCCo Central 75,00% 75,00 100,00 12,83 12,8% 9,00
3 PVFCCo SE 75,00% 75,00 125,00 11,26 9,0% 7,50
4 PVFCCo SW 75,00% 127,50 170,00 8,37 4,9% 6,38
II Đầu tư vào Công ty LDLK 680,90 2.487,80 -586,70 1,42
1 VNPOLY 25,99% 562,70 2.165,11 -603,03 - -
2 PVC Mekong 35,63% 100,00 280,69 10,14 3,6% -
3 PVFCCo Packaging 43,34% 18,20 42,00 6,19 14,7% 1,42
III Đầu tư dài hạn khác 20,50 396,35 -41,89 0,07
1 PAIC 8,50% 3,60 42,35 3,58 8,4% 0,07
2 Công ty CP Thủy hải sản Útxi 6,78% 16,90 354,00 -45,47 - -
TỔNG CỘNG 1.087,65 3.399,15 -587,34 - 33,37

Tình hình tài chính của Tổng công ty

Tình hình tài sản và nguồn vốn

Đơn Vị Tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 Tỷ lệ tăng (giảm)
TỔNG TÀI SẢN 11.440 11.300 -1%
Tài sản ngắn hạn 5.944 6.314 6%
Tài sản dài hạn 5.496 4.986 -9%
TỔNG NGUỒN VỐN 11.440 11.300 -1%
NỢ PHẢI TRẢ 3.279 3.052 -7%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.161 8.247 1%
Vốn điều lệ 3.914 3.914 0%
TỔNG DOANH THU 7.831 8.038 3%
TỔNG CHI PHÍ 7.366 7.192 -2%
TỔNG CHI PHÍ 106,9 88,4 -17%
EBIT 574 934 63%
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 467 848 82%
LỢI NHUẬN SAU THUẾ 389 702 80%
LNST cổ đông thiểu số 11 10 -8%
LNST Công ty mẹ 378 692 83%
Các chỉ số tài chính chủ yếu
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Hệ số thanh toán ngắn hạn 2,88 3,12
Hệ số thanh toán nhanh 2,23 2,39
CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU VỐN
Hệ số nợ/Tổng tài sản 28,66% 27,01%
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 40,18% 37,01%
CHỈ TIÊU VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
Vòng quay hàng tồn kho 4,17 4,28
Doanh thu thuần/Tổng tài sản 67,16% 68,69%
CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
Hệ số LNST/Doanh thu thuần 5,06% 9,04%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu 5,96% 10,55%
ROE 4,74% 8,55%
ROA 3,45% 6,17%

Báo cáo của Ban Tổng giám đốc

Đánh giá chung

BƯỚC SANG NĂM THỨ 18 KỂ TỪ NGÀY THÀNH LẬP VÀ TRẢI QUA GẦN 14 NĂM HOẠT ĐỘNG VỚI MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN, PVFCCo NGÀY CÀNG LỚN MẠNH, PHÁT TRIỂN VÀ KẾT TINH NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY KINH NGHIỆM, NGUỒN NHÂN LỰC CÙNG VỚI NHỮNG THAY ĐỔI PHÙ HỢP VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH, MẶC DÙ NĂM 2020 PHẢI TIẾP TỤC ĐỐI DIỆN VỚI NHIỀU THÁCH THỨC VÀ KHÓ KHĂN, NHƯNG PVFCCo ĐÃ NỖ LỰC PHẤN ĐẤU VÀ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ NHẤT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, TẠO TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO.

Để hoàn thành được các chỉ tiêu quan trọng Đại hội đồng cổ đông giao năm 2020, Tổng công ty đã tận dụng những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, chủ yếu như sau:

Nguồn khí đầu vào đáp ứng đủ cho công suất hoạt động của NM đạm Phú Mỹ.

Thương hiệu Phân bón Phú Mỹ tạo được uy tín với khách hàng.

Hệ thống phân phối được triển khai sâu, rộng đến các vùng tiêu thụ.

Nguồn vốn được đảm bảo đủ và kịp thời cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Biến đổi khí hậu, khiến nạn hạn hán, lũ lụt, ngập mặn kỷ lục gây sụt giảm sản lượng sản xuất, thậm chí có vùng không thể canh tác được. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt tại miền Trung làm diện tích gieo trồng và năng suất của các loại cây trồng sụt giảm dẫn tới nhu cầu phân bón giảm;

Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang các thị trường tiêu thụ nông sản chủ lực, việc dịch bệnh bùng phát làm hoạt động kinh doanh nông sản của Việt Nam sang các thị trường này có thời gian bị gián đoạn, và hiện nay việc giao thương vẫn rất thận trọng nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh, đây là nguyên nhân làm sản lượng xuất khẩu và giá nông sản giảm mạnh, dẫn đến đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế, khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón giảm;

Nguồn khí có giá thấp (Bạch Hổ - Rồng Đồi Mồi, thuộc Bể Cửu Long) đang suy giảm nhanh hơn dự báo, tỷ trọng khí cấp bù từ nguồn khác (Nam Côn Sơn & Cửu Long khác) tăng lên và có mức phí vận chuyển cao, khiến chi phí khí đầu vào gia tăng;

Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, lượng phân bón tồn kho cao, giá giảm gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ;

Sản phẩm NPK Nhà máy sản xuất vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện;

Hàng giả, kém chất lượng trên thị trường phân bón chưa được kiểm soát chặt chẽ;

Máy móc, thiết bị đã qua 16 năm vận hành khiến gia tăng chi phí bảo dưỡng.

KẾT QUẢ SXKD TRONG NĂM

Các tiến bộ đạt được trong năm:

Nhờ quá trình tích lũy kinh nghiệm trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, năm 2020 TCT tiếp tục chủ động và nhanh chóng xử lý sự cố phát sinh và thực hiện tốt công tác bảo dưỡng phòng ngừa đối với các thiết bị trong sản xuất - yếu tố quan trọng để giảm thiểu sự cố ngừng máy. Bên cạnh đó, việc rà soát, hiệu chỉnh và áp dụng các bộ định mức đã có hiệu quả rõ rệt, kết quả là tổng tiêu hao năng lượng năm 2020 tại các xưởng sản xuất đều thấp hơn định mức ban hành và tổng tiết kiệm năng lượng tại khối sản xuất đạt hơn 39 tỷ đồng.

Thương hiệu và thị phần đạm Phú Mỹ được giữ vững trên thị trường trong bối cảnh phân bón trong nước phải cạnh tranh rất khốc liệt, đồng thời tận dụng được đà phục hồi của thị trường quốc tế, để phát triển thị trường xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu trong một quý cao nhất từ trước đến nay (xuất khẩu 70 nghìn tấn urê Phú Mỹ trong quý 3/2020). Bên cạnh đó, là tạo được chỗ đứng trên thị trường bằng chất lượng các sản phẩm NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ và đặc biệt là tiếp tục phát triển mảng sản xuất và kinh doanh hóa chất.

Tổng giá trị giải ngân cho các dự án đầu tư, mua sắm là 75 tỷ đồng.

Tổ hợp dự án lớn “Nâng công suất phân xưởng NH3 của Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng NM sản xuất NPK công nghệ hóa học”: Dự án nâng công suất xưởng sản xuất NH3 hiện tại của Nhà máy đạm Phú Mỹ thêm 90.000 tấn/năm (tăng khoảng 20% công suất hiện có) và xây dựng Nhà máy sản xuất 250.000 tấn NPK/năm từ nguồn NH3 bằng công nghệ hóa học đã được đưa vào vận hành, khai thác. Trong năm 2020, Tổ hợp dự án tiếp tục đóng góp khoảng 1.200 tỷ đồng doanh thu, tương ứng 15% trong tổng doanh thu của Tổng công ty.

Với định hướng nghiên cứu phát triển gắn với thị trường, tận dụng các lợi thế, nền sản phẩm, công nghệ hiện có và góp phần giải quyết các bài toán của TCT, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong năm 2020 có nhiều khởi sắc, dấu ấn đặc biệt. Cụ thể, đã hoàn thành tốt việc thử nghiệm sản xuất kinh doanh sản phẩm mới từ nền urê (Đạm Phú Mỹ + KeBo) để chính thức đưa vào sản xuất kinh doanh thương mại từ năm 2021; cho ra đời sản phẩm NPK dạng lỏng phù hợp với xu thế chăm bón hiện đại, tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường; triển khai các công việc đánh giá, báo cáo cơ hội đầu tư cho các dự án/sản phẩm tiềm năng là oxy già, melamine, phân bón hữu cơ...

Dự án cải tiến chính sách tiền lương và Dự án KPI được áp dụng linh hoạt đã đem lại động lực cho CBCNV phát huy sáng tạo/cải tiến trong công việc và giúp TCT giữ chân CBCNV có trình độ cao.

PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Tổng tài sản của PVFCCo tại ngày 31/12/2020 là 11.300 tỷ đồng, giảm 1% so với đầu năm (11.300/11.440 tỷ đồng). Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của PVFCCo giảm 32% so với đầu năm (2.029/2.977 tỷ đồng) do PVFCCo tăng khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tăng 111% so với đầu năm (2.185/1.035 tỷ đồng).

Khoản nợ phải trả năm 2020 của PVFCCo là 3.052 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm (3.052/3.279 tỷ đồng).

Các chỉ số tổng nợ/ tổng tài sản, tổng nợ/ vốn chủ sở hữu đều giảm so với năm 2019 và khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh năm 2020 vẫn duy trì ở mức cao và lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, Tổng công ty không gặp áp lực về nợ khi đến hạn phải trả, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

Với lượng tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ là 2.029 tỷ đồng, PVFCCo chủ động được nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch.

Các chỉ số về khả năng sinh lời của PVFCCo như ROE, ROA đều tăng nhiều so với năm 2019 (lần lượt tăng 81% và 79%).

TỔNG TÀI SẢN CỦA PVFCCo TẠI NGÀY 31/12/2020

11.300

TỶ ĐỒNG

KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ NĂM 2020 CỦA PVFCCo

3.052

TỶ ĐỒNG

Giảm 7% so với đầu năm

CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA PVFCCo NHƯ ROE, ROA

Tăng lần lượt

81% và 79%

LOGO DPM-01