LINH HOẠT PHÁT TRIỂN

EN

Tổng quan tình hình kinh tế và ngành điện
trong năm 2022

KINH TẾ VIỆT NAM 2022

PHỤC HỒI MẠNH MẼ

Năm 2022, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, khi GDP tăng 8,02% so với năm trước và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua do nền kinh tế đã khôi phục trở lại.”
GDP đạt 0

tỷ USD

TĂNG 8,02% SO VỚI NĂM 2021

FDI đạt 0

tỷ USD

tăng 13,5% so với năm 2021
CPI tăng 0%

so với năm 2021

Trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD. GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam năm 2022 đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn FDI cao nhất trong 5 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

TỔNG QUAN

NGÀNH ĐIỆN

NĂM 2022

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã COD) toàn hệ thống đạt xấp xỉ 77.800 MW, tăng gần 1.400 MW so với năm 2021
108 nhà máy điện

tham gia trực tiếp trong thị trường điện,
chiếm 38% với tổng công suất đặt

0MW

Trong năm 2022, tình hình thế giới phát sinh các biến động lớn như chính sách zero-covid tại Trung Quốc, xung đột địa chính trị tại Châu Âu, lạm phát tăng tốc tại hầu hết các Quốc gia trên thế giới, chính sách thắt chặt tiền tệ tại một số Quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam… ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động trực tiếp tới hoạt động của ngành Điện. Đặc biệt, giá nhiên liệu tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất điện và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo cân đối tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều vướng mắc do các quy định hiện hành còn thiếu đồng bộ, khó khăn trong việc chuyển đổi đất rừng, giải phóng mặt bằng, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án điện.

Trong điều kiện như vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, ngành, các địa phương. Toàn thể CBCNV của Tập đoàn đã hết sức nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo EVN, đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã COD) toàn hệ thống đạt xấp xỉ 77.800MW, tăng gần 1.400MW so với năm 2021. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.165MW chiếm tỷ trọng 26,4%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Năm 2022, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống là 268,4 tỷ kWh, tăng 5,26% so với năm 2021. Công suất phụ tải cực đại toàn hệ thống là 45.434MW, tăng 4,41%. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN là 261,2 tỷ kWh, tăng 6,08%, còn điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 242,3 tỷ kWh, bằng 99,97% kế hoạch và tăng 7,53% so với năm 2021.

TỔNG CÔNG SUẤT ĐẶT NGUỒN ĐIỆN

0

MW

tăng gần 1.400 MW so với năm 2021

TỔNG CÔNG SUẤT CÁC NGUỒN ĐIỆN NLNo.

0

MW

chiếm 26,4% trong tổng công suất đặt nguồn điện

SẢN LƯỢNG ĐIỆN
  • Điện sản xuất
    và nhập khẩu

    0

    tỷ kWh

    tăng 5,26%
    so với cùng kỳ 2021

  • Điện thương phẩm

    0

    tỷ kWh

    tăng 7,53%
    so với cùng kỳ 2021

CƠ CẤU CÔNG SUẤT NGUỒN ĐIỆN TOÀN HỆ THỐNG
  • Nhiệt điện than32,5%
  • Thủy điện29,0%
  • Tuabin khí9,2%
  • Năng lượng tái tạo26,4%
  • Điện nhập khẩu0,7%
  • Nhiệt điện dầu1,9%
  • Nguồn khác0,2%

Triển vọng phát triển ngành điện Việt Nam

Phát triển ngành điện phù hợp với

CAM KẾT

của VIỆT NAM tại COP26

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Cam kết này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU trung và dài hạn của EVNGENCO3

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
  • Vận hành các tổ máy trong EVNGENCO3 đáp ứng theo phương thức huy động của Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
  • Đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận được ĐHĐCĐ thông qua.
  • Triển khai xúc tiến đầu tư, hợp tác đầu tư dự án nguồn điện mới.
  • Triển khai công tác tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty, đáp ứng thu xếp vốn cho đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện mới được phê duyệt.
  • Đảm bảo việc làm và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV.
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
  • Đảm bảo vận hành ổn định, tin cậy và kinh tế các nhà máy điện.
  • Thực hiện tối ưu hóa chi phí, đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh.
  • Triển khai xúc tiến đầu tư Nhà máy điện khí LNG tại No.ĐL Long Sơn; Khảo sát lập dự án đầu tư và xin chủ trương đầu tư NMTĐ Srêpôk 3 MR và Buôn Kuốp MR; Hợp tác góp vốn đầu tư Cụm Thủy điện nhỏ khu vực Tây Bắc; Nghiên cứu đầu tư nguồn điện gió trên bờ/ngoài khơi và loại hình năng lượng tái tạo khác theo Quy hoạch điện VIII.
  • Tiếp tục tìm kiếm đối tác tiêu thụ tro xỉ của NMNĐ Vĩnh Tân 2, Mông Dương 1 với khối lượng lớn và lâu dài, bền vững.
  • Tiếp tục hoàn thiện: quản trị chuyên nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thành tổ chức học hỏi; sắp xếp lao động tối ưu, chuyên nghiệp, gắn tiền lương, thu nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp với hiệu quả công việc của từng cá nhân KPI.
  • Bảo đảm công tác an ninh - quốc phòng; tích cực thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.

Định hướng chiến lược trung và dài hạn của EVNGENCO3

Định hướng Duy trì và Phát triển
Thị phần

Nhận thức vai trò và vị trí trên thị trường phát điện, để phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài và duy trì thị phần phù hợp trong giai đoạn tới, EVNGENCO3 đã và đang triển khai các định hướng chính như sau:

Công tác sản xuất điện: Tối đa sản xuất các nguồn điện hiện có và từng bước triển khai chuyển đổi nhiên liệu theo Nghị quyết số 121/NQ-HĐQT ngày 19/9/2022 về chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2035.

  • Nhiệt điện than: Với phương châm đa dạng hoá và chủ động nguồn cung nhiên liệu; tiếp tục tìm kiếm mua các nguồn than anthracite phù hợp trên thế giới để sử dụng vận hành trực tiếp cho các nhà máy, giảm dần sự phụ thuộc nguồn than trong nước ngày càng khan hiếm; triển khai nghiên cứu chuyển đổi vận hành phối trộn với Amonia, Biomass để giảm phát thải.
  • Nhiệt điện khí: Triển khai mua thêm khí LNG nhập khẩu để phát huy hiệu quả của các NMĐ Phú Mỹ, Bà Rịa có công nghệ thân thiện với môi trường. Nghiên cứu nâng cấp/đầu tư mới công nghệ để vận hành phối trộn với khí Hydrogen trong tương lai.
  • Công tác đầu tư các dự án nguồn điện: Dịch chuyển năng lượng sạch. Với các định hướng và tình hình tài chính vững vàng, EVNGENCO3 đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng và duy trì tỷ lệ công suất lắp đặt hơn 10% so với hệ thống điện và đóng góp tỷ trọng sản lượng điện hàng năm vào khoảng 15% bằng việc tham gia phát triển đầu tư khoảng 2.700 MW nguồn điện mới bằng các công nghệ điện khí LNG, thuỷ điện vừa/nhỏ và điện gió trên bờ, ngoài khơi.
ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG
VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Nhận thức rõ mục tiêu phải phát triển và phát triển bền vững, EVNGENCO3 đã xác định chuyển dịch năng lượng sạch là định hướng phát triển trong tương lai, để cùng chung tay giảm thiểu các tác nhân gây biến đổi khí hậu.
Định hướng tái cơ cấu EVNGENCO3
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức đến từ môi trường bên ngoài và từ trong nội tại doanh nghiệp. Do đó, tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng thích ứng, hiệu quả hoạt động và bắt đầu một chu kỳ phát triển mới của doanh nghiệp là rất cần thiết trong kỷ nguyên kinh doanh VUCA ngày nay.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CUNG CẤP DỊCH VỤ
Cung cấp Dịch vụ sửa chữa - vận hành O&M

Với nền tảng hơn 25 năm sửa chữa các loại hình nhiệt điện của các nhà sản xuất MPW, GE, Siemens, Doosan, SEC,… Công ty EPS (chi nhánh của EVNGENCO3) đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm, làm chủ công nghệ, phát triển thị trường và hiện nay đã thực hiện sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn các nhà máy điện thuộc EVNGENCO3 và EVN với tổng công suất gần 6.700 MW.

Bên cạnh duy trì thị trường, Công ty EPS không ngừng được đào tạo chuyên sâu về sửa chữa bảo dưỡng tuabin, máy phát, lò hơi, tuabin gió, công nghệ gia công chế tạo, công nghệ tối ưu hóa vận hành lò hơi, cân bằng động,… tại các nước tiên tiến trên thế giới nhằm hướng đến cung cấp dịch vụ Vận hành và bảo dưỡng trọn gói cho các nhà máy điện trong và ngoài nước.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGUỒN NHÂN LỰC

Bệ phóng đưa EVNGENCO3

CẤT CÁNH BAY CAO

Con người luôn là gốc rễ của mọi sự phát triển, đổi mới và góp phần quan trọng trong việc cải tổ, phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và cả ngành Điện Việt Nam đang tập trung vào quá trình chuyển dịch năng lượng, hướng tới giảm thải carbon bằng 0 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26.

Chia sẻ của Đ/c Trần Đình Nhân
Tổng Giám đốc EVN tại Hội nghị TC&NS EVN

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NĂM 2022
  • Giá than thế giới tăng rất cao bất thường gây khó khăn cho công tác cung ứng nhiên liệu; Giá nhiên liệu khí trong nước tăng theo giá dầu thế giới và nguồn khí suy giảm đã ảnh hưởng đến cơ hội được huy động của các nhà máy nhiệt điện khí của Tổng Công ty;
  • Nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chiếm tỷ trọng lớn và được ưu tiên huy động, đặc biệt do ảnh hưởng của điện mặt trời nên hầu hết trong khoảng thời gian từ 09÷16 giờ hàng ngày.
  • Các NMNĐ khí đều phải phát ở công suất tối thiểu hoặc vận hành theo phương thức khởi động/dừng hàng ngày (Daily Start/Stop).
  • Kết quả sản xuất kinh doanh đối diện với một số thử thách nhất định do tỷ giá hối đoái và lãi suất biến động mạnh.
MỘT SỐ KẾT QUẢ, THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2022:
Sản lượng điện sản xuất năm 2022

0

tỷ kWh

đạt 101,23% so với kế hoạch

Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do những biến động ảnh hưởng đến giá thành và nguồn cung ứng nhiên liệu, nhưng với tinh thần nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể Ban Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên EVNGENCO3 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

  • Sản lượng điện sản xuất năm 2022 của EVNGENCO3 (bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các công ty con, công ty liên kết EVNGENCO3 có cử người đại diện) đạt 32,242 tỷ kWh, đạt 101,23% so với kế hoạch. Trong điều kiện khó khăn về nhiên liệu, cung ứng than bị thiếu hụt, EVNGENCO3 vẫn đảm bảo được kế hoạch sản lượng điện, điều này cho thấy sự linh hoạt và thích ứng trong điều hành công tác sản xuất.
Kết quả SXKD năm 2022 của CÔNG TY MẸ TỔNG CÔNG TY
SNo. Chỉ tiêu ĐVT KH 2022 TH 2022 Tỷ lệ (%)
1
Tổng doanh thu tỷ đồng 45.417 46.382 102,13%
2
Tổng chi phí tỷ đồng 43.199 43.681 101,12%
3
Tổng lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 2.218 2.701 121,78%
4
Cổ tức % 11% Đảm bảo tỷ lệ 11% 100%

Nhận xét:

  • Tổng Công ty đạt các chỉ tiêu KH ĐHĐCĐ giao, cổ tức năm 2022 sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua
  • Nộp ngân sách Nhà nước năm 2022 của Công ty mẹ Tổng Công ty là 2.079 tỷ đồng.

Tình hình tài chính

Doanh thu
Doanh thu của các Nhà máy điện trực thuộc Tổng Công ty năm 2022 đạt 45.342 tỷ đồng, tăng 29,8% so với năm 2021 do giá nhiên liệu than, khí tăng so với năm 2021.
SNo. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 2021 2022 Tăng/Giảm (%)
1
Doanh thu bán điện Công ty mẹ 34,925 45,342 29.8%
1.1
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ 15,519 20,132 29.7%
1.2
Công ty Thủy điện Buôn Kuốp 1,764 3,010 70.7%
1.3
Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 9,289 11,033 18.8%
1.4
Công ty Nhiệt điện Mông Dương 8,353 11,166 33.7%
2
Doanh thu tại công ty con và doanh thu khác 2,833 1,945 -31.3%
Tổng cộng doanh thu hợp nhất 37,758 47,287 25.2%
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ 15.519 20.132 29,7%
Công ty Thủy điện Buôn Kuốp 1.764 3.010 70,7%
Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 9.289 11.033 18,8%
Công ty Nhiệt điện Mông Dương 8.353 11.166 33,7%
Tổng cộng 34.925 45.342 29,8%
Tổng cộng 37.758 47.287 25,2%
Tổng doanh thu BÁN HÀNG
VÀ CUNG CẤp DỊCH VỤ

(tỷ đồng)

0

Tổng lợi nhuận
trước thuế

(tỷ đồng)

0

Tổng lợi nhuận
SAU thuế

(tỷ đồng)

0

Lợi nhuận
SNo. CHỈ TIÊU TH 2021 KH 2022 TH 2022 TH/KH2022 TĂNG/GIẢM (%)
Công ty mẹ
1
Lợi nhuận sản xuất điện (chưa bao gồm CLTG) 2.516 1.905 3.236 169,85% 28,66%
2
Lợi nhuận trước thuế 3.726 2.218 2.701 121,78% -27,51%
3
Lợi nhuận sau thuế 3.022 1.827 2.207 120,81% -26,96%
Hợp nhất
1
Lợi nhuận sản xuất điện (chưa bao gồm CLTG) 2.612 1.970 3.293 167,09% 26,05%
2
Lợi nhuận trước thuế 3.912 2.334 3.057 131,01% -21,85%
3
Lợi nhuận sau thuế 3.179 1.920 2.550 132,84% -19,79%
Lợi nhuận sản xuất điện (chưa bao gồm CLTG) 2.516 1.905 3.236 169,85% 28,64%
Lợi nhuận trước thuế 3.726 2.218 2.701 121,78% -27,51%
Lợi nhuận sau thuế 3.022 1.827 2.207 120,81% -26,96%
Lợi nhuận sản xuất điện (chưa bao gồm CLTG) 2.612 1.970 3.293 167,09% 26,05%
Lợi nhuận trước thuế 3.912 2.334 3.057 131,01% -21,85%
Lợi nhuận sau thuế 3.179 1.920 2.550 132,84% -19,79%

Trong năm 2022, Tổng Công ty đã thực hiện các giải pháp tối ưu sản xuất do đó lợi nhuận sản xuất điện (chưa bao gồm CLTG) là 3.236 tỷ đồng, đạt 169,85% kế hoạch năm và tăng 28,64% so với năm 2021. Năm 2022, Công ty mẹ Tổng Công ty đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 2.701 tỷ đồng, đạt 121,78% kế hoạch, tuy nhiên giảm 27,51% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 2.207 tỷ đồng, đạt 120,81% kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ.

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
CHỈ TIÊU ĐVT 2021 2022 TĂNG/GIẢM (+/-)
Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,8 1,5 (0,26)
Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,51 1,40 (0,11)
Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,23 0,13 (0,10)
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 27,70% 30,63% 7,93%
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 72,30% 69,37% -2,93%
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 74,38% 73,36% -1,02%
Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 25,62% 26,64% 1,02%
Hệ số Nợ phải trả/Vốn Chủ sở hữu Lần 2,90 2,75 (0,15)
Năng lực hoạt động
Vòng quay tổng tài sản Lần 0,54 0,70 0,16
Vòng quay tài sản cố định Lần 0,81 1,11 0,30
Khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời của Tổng tài sản (ROA) % 4,51% 3,80% -0,71%
Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE) % 19,64% 14,55% -5,09%
Hệ số bảo toàn vốn Lần 1,16 1,01 (0,15)
Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,8 1,5 (0,26)
Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,51 1,40 (0,11)
Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,23 0,13 (0,10)
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 27,70% 30,63% 7,93%
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 72,30% 69,37% -2,93%
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 74,38% 73,36% -1,02%
Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 25,62% 26,64% 1,02%
Hệ số Nợ phải trả/Vốn Chủ sở hữu Lần 2,90 2,75 (0,15)
Vòng quay tổng tài sản Lần 0,54 0,70 0,16
Vòng quay tài sản cố định Lần 0,81 1,11 0,30
Tỷ suất sinh lời của Tổng tài sản (ROA) % 4,51% 3,80% -0,71%
Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE) % 19,64% 14,55% -5,09%
Hệ số bảo toàn vốn Lần 1,16 1,01 (0,15)
Đánh giá/nhận định tình hình tài chính năm 2022

Về khả năng thanh toán: Năm 2022, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của EVNGENCO3 là 1,5 lần, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,4 lần, giảm nhẹ so với năm 2021. Các năm vừa qua, EVNGENCO3 luôn duy trì các hệ số tỷ suất thanh toán ngắn hạn và tỷ suất thanh toán nhanh đều > 1 cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn của EVNGENCO3.

Về cơ cấu vốn: EVNGENCO3 là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, đặc thù tài chính của các nhà máy điện là cơ cấu nợ tương đối cao. EVNGENCO3 có nguồn thu ổn định từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, Tổng Công ty xây dựng lộ trình trả nợ dài hạn đều đặn. Năm 2022, nợ phải trả chiếm 73,36% trên tổng nguồn vốn của Tổng Công ty, giảm 1,02% so với năm 2021. Cấu trúc vốn của PGV đang dần trở nên lành mạnh hơn, đòn bẩy tài chính giảm dần qua các năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu giảm từ 3,87 lần (31/12/2020) xuống còn 2,75 lần (31/12/2022), đảm bảo an toàn tài chính.

Về năng lực hoạt động: Hệ số vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định tăng tương ứng 0,16 lần và 0,3 lần so với năm 2021 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngày càng tăng. Với đặc thù hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản cố định lớn, EVNGENCO3 luôn chú trọng đến việc quản trị chi phí hoạt động nhằm tăng hiệu quả hoạt động của tài sản. Đồng thời, các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định luôn được EVNGENCO3 chú trọng trong những năm qua.

Về khả năng sinh lời: Các chỉ số về khả năng sinh lời của EVNGENCO3 giảm so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2022, ROE giảm từ mức 19,64% xuống 14,55% và ROA giảm từ 4,51% xuống mức 3,88%.

Kết luận: Nhìn chung, EVNGENCO3 đã ghi nhận một năm 2022 đảm bảo sản xuất điện ổn định dù giá nguyên liệu tăng cao và tỷ giá biến động mạnh. Ngoài việc cải thiện đáng kể hệ số nợ, EVNGENCO3 còn duy trì được khả năng sinh lời cho đến hiệu quả sử dụng tài sản - nguồn vốn của chủ sở hữu.

Tổ chức và nhân sự

Danh sách Ban điều hành
Ban Điều Hành Chức vụ
1
Ông Lê Văn Danh
Tổng Giám đốc
2
Ông Cao Minh Trung
Phó Tổng Giám đốc Sửa chữa và Công nghệ
3
Ông Nguyễn Thanh Trùng Dương
Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh - Thị trường điện
4
Nguyễn Thị Thanh Hương
Phó Tổng Giám đốc Kinh tế - Tài Chính
5
Ông Võ Minh Thắng
Phó Tổng Giám đốc Đầu tư - Xây dựng
6
Vũ Phương Thảo
Kế toán Trưởng
Những thay đổi trong Ban điều hành năm 2022

Năm 2022, EVNGENCO3 không có sự thay đổi trong Ban Điều hành

nhân sự cán bộ nhân viên
Tổng Công ty thường xuyên sắp xếp tối ưu lao động, tuyển dụng và sử dụng lao động thấp hơn kế hoạch được giao, lao động SXKD điện bình quân là 2.055 người (KH là 2.075 người), trong đó Công ty mẹ là 1.392 người (KH là 1.393 người). Tại thời điểm 31/12/2022, số lao động cơ quan TCT và các đơn vị trực thuộc là 2.071 người. Theo đó:
Cơ cấu giới tính
Cơ cấu trình độ

Năng suất lao động đạt kế hoạch được giao:

SNo. Chỉ tiêu ĐVT KH 2022 TH 2022
1
Điện sản xuất/lao động Tr.kWh/ng 13,37 13,97
Trong đó Công ty mẹ Tr.kWh/ng 19,65 20,22
2
Số lao động/đơn vị công suất lắp đặt Người/MW 0,35 0,35
Trong đó Công ty mẹ Người/MW 0,25 0,25
Những chính sách đối với người lao động

Chế độ làm việc tại EVNGENCO3 làm việc 8h/ngày. Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 48h liên tục. Tất cả cán bộ, công nhân viên được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng nguyên lương theo quy định của Luật Lao động.

Ưu đãi và phúc lợi: Tổng Công ty đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Những ưu đãi và phúc lợi bao gồm: Chế độ lương thưởng cho người lao động tương ứng với mức độ, tính chất công việc; đảm bảo trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể người lao động. Chúng tôi còn thường xuyên rà soát, điều chỉnh chính sách phúc lợi, tạo thêm nhiều ưu đãi thiết thực để đảm bảo an sinh cho toàn thể cán bộ nhân viên.

Tình hình đầu tư và thực hiện các dự án

EVNGENCO3 tập trung đầu tư xây dựng các dự án như: dự án nâng cấp cảng than và cảng dầu Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, các công trình điện mặt trời phục vụ điện tự dùng nhà máy, công tác chuẩn bị đầu tư cho dự án trung tâm điện lực Long Sơn, thủy điện vừa và nhỏ, công tác đào tạo công nghệ điện gió ngoài khơi. Tổng giá trị đầu tư xây dựng thực hiện năm 2022 đạt 86,41% so với kế hoạch.
Tổng giá trị ĐTXD

thực hiện năm 2022 ước đạt

0%

so với kế hoạch

Thực hiện năm 2022 (triệu đồng)
No. Danh mục KH 2022 Thực hiện Giải ngân % TH/KH % giải ngân/KH
1 Trả nợ gốc 4.851.413 5.028.227 5.028.227 103,64 103,64
2 Góp vốn các dự án điện 199.849 - - 0 0
3 Đầu tư thuần 918.568 130.021 108.588 14,15 11,82
Tổng cộng 5.969.830 5.158.248 86,41 86,05
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế
  • Các hạng mục ĐTXD còn vướng các thủ tục nên không đạt tiến độ kế hoạch và khối lượng ĐTXD thấp.
Tình hình hoạt động và tình hình tài chính của các công ty con, công ty liên kết
Năm 2022 (triệu đồng)
No. Các Công ty có vốn góp của EVNGENCO3 Sản lượng điện
(tr. kWh)
Doanh thu Lợi nhuận
sau thuế
ROE
(%)
1 GENCO3">CTCP Nhiệt điện Bà Rịa 168,58 599.408 70.744 12%
2 GENCO3">CTCP Nhiệt điện Ninh Bình 409,07 932.671 24.264 19%
3 GENCO3">CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh 2.616,15 3.094.609 1.264.845 54%
4 GENCO3">CTCP Thủy điện Thác Bà 408,83 742.224 378.788 59%
5 GENCO3">CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Sê San 3A 498,39 422.655 130.899 47%
6 GENCO3">Công ty TNHH Dịch vụ Năng lượng GE-PMTP - 236.358 32.146 6,4%

Sản lượng điện (SLĐ) sản xuất năm 2022 của các công ty con và công ty liên kết của EVNGENCO3 đạt 4,101 tỷ kWh, đạt 121,33% so với kế hoạch

  • Trong năm 2022, các CTCP sản xuất kinh doanh đều có lãi, bảo toàn và phát triển vốn.
  • Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của các đơn vị vượt so với kế hoạch ĐHĐCĐ giao như VSH đạt 241%, TBC đạt 230% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ của một số đơn vị tương đối cao như TBC là 59%, VSH là 54%, S3A là 47%.

Đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số đã hoàn thành 24 nhiệm vụ giai đoạn 2021- 2022.
Các công tác chuyển đổi số TIÊU BIỂU hoàn thành trong năm 2022
  • Hệ thống giám sát và chẩn đoán từ xa RMS cho NMNĐ Vĩnh Tân 2 và Mông Dương 1.
  • Triển khai đầy đủ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị theo phương pháp RCM cho các NMĐ.
  • Hệ thống thu thập dữ liệu thủy văn và cảnh báo lũ với các hạng mục chính như: xây dựng mô hình dự báo dòng chảy, huấn luyện mạng Nơ-ron cho các hồ chứa; xây dựng các bản đồ số hiển thị các công trình, mốc ranh, trạm cảnh báo, phạm vi ngập lụt, tích hợp lên website; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du, …
  • Phần mềm Elogbook cho các NMĐ với các chức năng nổi bật như: Quản lý thông số, Nhật ký vận hành, Quản lý Phiếu công tác, Phiếu thao tác, cho phép nhập liệu bằng giọng nói, nhận dạng thiết bị thông qua RFID.QR Code, giao nhận ca bằng chữ ký số, ...
Các công tác chuyển đổi số TIÊU BIỂU hoàn thành trong năm 2022
  • Cập nhật dữ liệu của phần mềm PMIS, vượt kế hoạch EVN giao: Tổng số hệ thống thiết bị của các NMĐ đã nhập lên PMIS là 126.128, đạt 100% thiết bị được số hóa (tăng 17,2% so với năm 2021) cho 06 trường dữ liệu.
  • Hoàn thành công tác quản lý dự án với các nhiệm vụ chính như: ứng dụng nhật ký công trình điện tử, áp dụng phần mềm quản lý tiến độ BIM, số hóa công tác quản lý mua sắm thiết bị cho dự án, ...
  • Đưa vào sử dụng 90 Dashboard trên hệ thống Báo cáo quản trị, điều hành BI để phục vụ nhu cầu khai thác phân tích, đánh giá số liệu hàng ngày trong các lĩnh vực hoạt động của TCT.
  • Triển khai số hóa 14 quy trình nội bộ của TCT trên nền tảng Base.vn.
  • Triển khai Ứng dụng di động phục vụ Người lao động - SmartEVN trong toàn Tổng Công ty.
  • Phần mềm quản lý kho vật tư thông minh (WMS) và chuẩn hóa mã vật tư (eCAT): triển khai xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm phần mềm WMS tại Công ty thủy điện Buôn Kuốp từ ngày 19/12/2022 trước khi áp dụng trong toàn bộ Tổng Công ty.

Báo cáo và đánh giá của Ban TỔNG GIÁM ĐỐC

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2022, EVNGENCO3 quyết tâm triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chỉ tiêu kỹ thuật, tối ưu hóa chi phí SXKD, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần vào sự phát triển của ngành Điện Việt Nam.

  • Các nhà máy điện của EVNGENCO3 đảm bảo an toàn vận hành, đáp ứng tốt yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành về môi trường và thị trường điện, hiệu quả cao. Đồng thời, phát huy tối đa mọi nguồn lực đảm bảo nâng cao năng lực sửa chữa bảo dưỡng thiết bị hướng tới nâng cao hoạt động tin cậy và ổn định thiết bị, hệ thống điện (RCM).
  • Năm 2022, tổng sản lượng điện toàn Tổng Công ty đạt 32,242 tỷ kWh đạt 101,23% kế hoạch.
  • EVNGENCO3 phấn đấu duy trì cơ cấu vốn lành mạnh, phù hợp với môi trường kinh doanh, nhưng phải linh hoạt tận dụng tối đa những cơ hội của thị trường để có thể huy động được nguồn vốn tốt. Đồng thời, lựa chọn linh hoạt các công cụ tài chính khác nhau của thị trường nợ & thị trường vốn, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn nhằm đảm bảo dòng tiền được sử dụng hợp lý với chi phí vốn tốt nhất.
  • Năm 2022, doanh thu của toàn Tổng Công ty đạt 48.156 tỷ đồng, đạt 102,25% kế hoạch và bằng 122,67% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu Công ty Mẹ năm 2022 đạt 46.382 tỷ đồng, bằng 102,13% KH và bằng 125,11% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Lợi nhuận trước thuế toàn Tổng Công ty đạt 3.057 tỷ đồng, bằng 131,01% KH năm và bằng 78,15% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế Công ty Mẹ năm 2022 đạt 2.701 tỷ đồng, bằng 121,78% KH năm 2022 và bằng 72,49% so với năm 2021.
  • Năm 2022, Công ty mẹ Tổng Công ty nộp ngân sách Nhà nước đạt 2.079 tỷ đồng.
  • EVNGENCO3 luôn hướng tới sự phát triển một bộ máy quản trị gọn nhẹ, linh hoạt & hiệu quả. Chính vì vậy, việc củng cố năng lực quản trị là một trong những chiến lược trọng yếu trong năm 2023. Để làm được điều đó, Ban Tổng Giám đốc đã đề ra các định hướng chính sau:
    • Tinh gọn bộ máy, tinh gọn hệ thống quy định, quy trình để tăng năng suất, hiệu quả.
    • Thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng công tác đào tạo nội bộ, đào tạo thực tế qua công việc và các khóa đào tạo đặc biệt chuyên sâu tại nước ngoài.
    • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kỹ thuật 4.0 và kinh nghiệm vào quản trị nhằm tạo ra những đột phá mới.
Tình hình tài chính
tài sản
  • Tại thời điểm 31/12/2022, Tổng tài sản TCT đạt 66.218 tỷ đồng, giảm 1.739 tỷ đồng tương ứng giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó:
    • Tài sản ngắn hạn đạt 20.281 tỷ đồng, tăng 1.457 tỷ đồng tương ứng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021;
    • Tài sản dài hạn đạt 45.937 tỷ đồng, giảm 3.196 tỷ đồng tương ứng giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2021;
nợ phải trả
  • Tính đến hết ngày 31/12/2022, nợ phải trả của Tổng Công ty là 48.575 tỷ đồng, giảm 1.973 tỷ đồng, tương đương giảm 3,9% so với cùng kỳ
Kế hoạch tài chính năM 2023

Tiếp tục xây dựng và triển khai các phương án lành mạnh hóa tài chính và nâng cao năng lực, sức hấp dẫn của EVNGENCO3 trên thị trường.

Chỉ tiêu ĐVT KH 2023
Tổng doanh thu tỷ đồng 48.456
Tổng chi phí tỷ đồng 45.985
Tổng lợi nhuận (chưa bao gồm CLTG) tỷ đồng 2.472
Trong đó:
Lợi nhuận SXKD điện (chưa bao gồm CLTG) tỷ đồng 1.976
Lợi nhuận hoạt động tài chính và khác tỷ đồng 495

Việc phân phối lợi nhuận (bao gồm nội dung chia cổ tức) sẽ do ĐHĐCĐ quyết định.

Báo cáo và Đánh giá của Hội đồng Quản trị

VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY

Chỉ tiêu thực hiện năm 2022 Công ty mẹ so với kế hoạch ĐHĐCĐ

  • Tổng Công ty đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 giao.
  • Công tác môi trường được Tổng Công ty đảm bảo, duy trì.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TỔNG CÔNG TY

Trong năm 2022, HĐQT đã chỉ đạo TCT hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 81/NQ-ĐHĐCĐ ngày 15/6/2022 của ĐHĐCĐ, cụ thể:

  • HĐQT đã quyết liệt chỉ đạo, kịp thời giải quyết những nội dung trọng tâm, nhiệm vụ cấp bách cũng như có định hướng dài hạn để đảm bảo các hoạt động TCT; thực hiện nhiệm vụ một cách cẩn trọng, các nghị quyết, quyết định của HĐQT được thông qua và ban hành đều trên cơ sở thống nhất cao (tỷ lệ 100%) của các thành viên HĐQT; thường xuyên duy trì việc kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với các hoạt động của Ban Điều hành, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ ĐHĐCĐ giao.
  • Ban Điều hành đã tổ chức triển khai và điều hành các hoạt động SXKD-TC-ĐTXD trong TCT kịp thời, hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định Điều lệ TCT, thực hiện các công việc theo đúng phân cấp và các chỉ đạo của HĐQT.
VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
  • 1
    HĐQT luôn theo dõi hoạt động của Ban Điều hành, kịp thời giải quyết những kiến nghị/đề xuất của Ban Điều hành và các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động điều hành của Ban Tổng Giám đốc.
  • 2
    HĐQT sử dụng bộ máy tham mưu giúp việc trong Tổng Công ty (TCT) đảm bảo các công việc trong Tổng Công ty tuân thủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ tại Điều lệ, các Quy chế quản lý nội bộ và các quy định của pháp luật liên quan.
  • 3
    Tham gia các cuộc họp giao ban tuần, tháng; theo dõi sát sao các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tổng Công ty, kịp thời chỉ đạo đảm bảo các chỉ tiêu được ĐHĐCĐ giao.
  • 4
    Chỉ đạo và phối hợp với Ban Điều hành trong việc điều hành thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT.
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
  • 1
    Ban Tổng Giám đốc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, điều lệ và các quy chế, các nghị quyết của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty.
  • 2
    Điều hành của Ban Tổng Giám đốc nhất quán với định hướng của Hội đồng Quản trị và luôn bám sát thực tiễn, sáng tạo, chủ động tháo gỡ khó khăn và tạo được lợi nhuận ở mức tốt nhất. Có các biện pháp tích cực nâng cao hoạt động quản lý - vận hành thể hiện qua các quy định được ban hành.

Báo cáo của Ban Kiểm soát

  • Giám sát Tổng Công ty và các Công ty con trong việc công bố thông tin theo quy định.
  • Kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng Shareholder thường niên năm 2021 số 52/NQ-ĐHĐCĐ ngày 27/5/2021, thời gian thực hiện từ ngày 23/02 đến ngày 04/3/2022.
  • Lập báo cáo của Ban kiểm soát trình Đại hội đồng Shareholder thường niên năm 2022 (thực hiện vào tháng 04 năm 2022).
  • Thẩm định báo cáo quyết toán quỹ tiền lương sản xuất điện năm 2021 của Tổng Công ty (thực hiện vào tháng 03/2022).
  • Thẩm định báo cáo tài chính năm 2021 của Tổng Công ty (thực hiện vào tháng 03 năm 2022).
  • Thẩm định báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2022 của Tổng Công ty (thực hiện vào tháng 07 năm 2022).
  • Thẩm định kế hoạch tiền lương năm 2022 của Tổng Công ty (thực hiện vào tháng 05 năm 2022).
  • Đề xuất, kiến nghị Đại hội đồng Shareholder phê chuẩn chọn nhóm 04 Công ty lớn nhất Việt Nam mời tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện kiểm 5 toán báo cáo tài chính của toàn Tổng Công ty năm 2022 và giai đoạn năm 2023 - 2025.
  • Chủ trì và phối hợp Ban Kiểm toán nội bộ và giám sát tài chính Tổng công ty tổ chức giám sát kiểm toán độc lập PwC thực hiện kiểm toán BCTC năm 2021 của Tổng Công ty (đã thực hiện trong năm 2021 và tháng 01, tháng 02 năm 2022);
  • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ EVNGENCO3 một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của Tổng Công ty và Shareholder.
  • Họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 vào ngày 12/7/2022 (họp trực tuyến).
  • Họp tổng kết công tác kiểm soát năm 2022 vào ngày 29/11/2022.
  • Chủ trì và phối hợp Ban Kiểm toán nội bộ và giám sát tài chính Tổng công ty tổ chức giám sát Kiểm toán độc lập PwC thực hiện kiểm toán BCTC giữa niên độ năm 2022 thực hiện giám sát trong tháng 7 năm 2022; Giám sát công tác kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho tại các đơn vị vào cuối tháng 12/2022.
  • Thực hiện kiểm toán trực tiếp các mặt hoạt động của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp từ ngày 24 đến ngày 30/11/2022.
  • Hội đồng quản trị Tổng Công ty đã cung cấp kịp thời, đầy đủ các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị cho Ban kiểm soát thông qua chương trình E-office, Ban Tổng Giám đốc đã tạo điều kiện cho Ban kiểm soát trong việc thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, khi có yêu cầu.
  • Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và các Cán bộ quản lý của Tổng Công ty đã có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Kiểm soát luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và các Ban, các Đơn vị thành viên trong Tổng Công ty để Ban Kiểm soát hoàn thành nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao.
  • Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, tập huấn hàng năm về nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ, giám sát tài chính và kiểm soát tuân thủ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức.
  • Tham dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng tháng của Tổng Công ty.

Cơ cấu Shareholder, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

Thông tin về cổ phiếu

Mã chứng khoán PGV

Giá trị vốn hóa
thị trường

(tỷ đồng)

0

(tính đến ngày 31/12/2022)

Shareholder lớn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(chiếm 99,19%) – tương đương

0

triệu cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu
lưu hành

(triệu cổ phiếu)

0

Tổng Công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 5,5%

Số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật hoặc của tổ chức niêm yết

Căn cứ

  • Danh sách Shareholder chốt tại ngày 30/12/2022 bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
  • Công văn số 2985/GENCO3-KH ngày 20/10/2021 của Tổng Công ty Phát điện 3 về việc điều chỉnh loại chứng khoán cho người sở hữu chứng khoán
  • Công văn số 5464/CNVSD-ĐK ngày 25/10/2021 của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam - Chi nhánh tại TP.HCM về việc thay đổi loại chứng khoán – mã CK: PGV

Số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của CBCNV: 70.400 cổ phiếu

  • Lý do hạn chế chuyển nhượng: là số cổ phiếu mà CBCNV được mua theo số năm cam kết làm việc lâu dài của CBCNV theo phương án cổ phần hóa.
  • Thời gian hạn chế chuyển nhượng: kể từ ngày 27/9/2018 (theo Giấy Chứng nhận ĐKKD của Công ty Cổ phần) cho đến hết thời gian cam kết làm việc lâu dài của CBCNV.
  • Số lượng cổ phiếu niêm yết bị hạn chế chuyển nhượng theo số năm như sau:
    • Số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 10 năm đến ngày 27/9/2028: 55.000 cổ phiếu;
    • Số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 8 năm đến ngày 27/9/2026: 4.000 cổ phiếu;
    • Số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 5 năm đến ngày 27/9/2023: 7.000 cổ phiếu;
    • Số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 4 năm đến ngày 27/9/2022: 4.400 cổ phiếu;

Số lượng cổ phiếu do các thành viên HĐQT, Ban TGĐ, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng, Shareholder lớn là người có liên quan đến Shareholder nội bộ được các thành viên cam kết nắm giữ như sau:

No. Họ và tên Chức vụ nắm giữ tại tổ chức niêm yết Số cổ phiếu tự do
chuyển nhượng
Số cổ phiếu hạn chế
chuyển nhượng (1)
Tổng số cổ phiếu
sở hữu (2)
Tỷ lệ sở hữu (%)
1 Đinh Quốc Lâm Chủ tịch HĐQT 23.455 5.000 28.455 0,003%
2 Lê Văn Danh Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc 12.600 - 12.600 0,001%
3 Trương Quốc Phúc Thành viên HĐQT 6.720 - 6.720 0,0006%
4 Nguyễn Minh Khoa Thành viên HĐQT - - - -
5 Đỗ Mộng Hùng Thành viên HĐQT - - - -
6 Cao Minh Trung Phó Tổng Giám đốc 23.415 - 23.415 0,002%
7 Nguyễn Thanh Trùng Dương Phó Tổng Giám đốc 11.170 5.000 16.170 0,001%
8 Nguyễn Thị Thanh Hương Phó Tổng Giám đốc 10.080 - 10.080 0,001%
9 Võ Minh Thắng Phó Tổng Giám đốc 7.180 5.000 12.180 0,001%
10 Phạm Hùng Minh Trưởng Ban Kiểm soát - - - -
11 Đậu Đức Chiến Thành viên BKS - - - -
12 Vũ Hải Ngọc Thành viên BKS - - - -
13 Vũ Phương Thảo Kế toán trưởng 945 - 945 0,0001%
Tổng cộng 95.565 15.000 110.565 0,01%

Ghi chú:

(1) Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng: là số cổ phiếu mà CBCNV được mua theo số năm cam kết làm việc lâu dài tại Tổng Công ty theo phương án cổ phần hóa và bị hạn chế chuyển nhượng theo số năm cam kết làm được.

(2) Tổng số cổ phiếu sở hữu: là số lượng cổ phiếu sở hữu của cá nhân, không bao gồm số cổ phiếu đại diện sở hữu của Nhà nước.

Shareholders structure

As of December 31, 2022, the charter capital structure of the Corporation is as follows:

No. Shareholder Number of shareholders Number of shares Total value of shares at par value (VND) Ownership ratio (%)
1
Domestic shareholders 1.998 1.123.274.956 11.232.749.560.000 99,98%
1.1
Legal entities 7 1.114.522.889 11.145.228.890.000 99,20%
1.2
Individuals 1.991 8.752.067 87.520.670.000 0,78%
2
Foreign shareholders 30 193.090 1.930.900.000 0,02%
2.1
Legal entities 5 147.600 1.476.000.000 0,01%
2.2
Individuals 25 45.490 454.900.000 0,004%
Total 2.028 1.123.468.046 11.234.680.460.000 100%
Internal shareholders information
Full name - Position Number of shares end of the period Share ownership ratio at the end of the period Note
BOARD OF DIRECTORS Mr. Dinh Quoc Lam - Chairman 28.455 0,003%
Mr. Le Van Danh - Member of BOD, President & CEO 12.600 0,001%
Mr. Truong Quoc Phuc - Member of the BOD 6.720 0,0006% Thôi giữ chức vụ từ 14/06/2022
Mr. Nguyen Minh Khoa - Member of the BOD 0
Mr. Do Mong Hung - Independent member of the BOD 0
BOARD OF SUPERVISORS Mr. Pham Hung Minh - Chief of the Board of Supervisors 0
Bà Vũ Hải Ngọc – Thành viên BKS 0
Mr. Dau Duc Chien - Member of the Board of Supervisors 0
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Ông Cao Minh Trung – Phó TGĐ 23.415 0,002%
Ông Nguyễn Thanh Trùng Dương - Phó TGĐ,
Chủ tịch HĐQT CTCP Nhiệt điện Ninh Bình
16.170 0,001%
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó TGĐ 10.080 0,001%
Ông Võ Minh Thắng - Phó TGĐ 12.180 0,001%
KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ THƯ KÝ TỔNG CÔNG TY Bà Vũ Phương Thảo - Kế toán trưởng 945 0,0001%
Bà Châu Thị Duy Lan - Người phụ trách
quản trị kiêm Thư ký Tổng Công ty
2.205 0,0002%

Hoạt động quan hệ Shareholder nổi bật năm 2022

Năm 2022 - là cột mốc cho Tổng Công ty Phát điện 3 khi mã cổ phiếu PGV chính thức được niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 10/02/2022. Điều này khẳng định tầm vóc của PGV trên thị trường vốn Việt Nam và càng nhấn mạnh sự nỗ lực trong công tác quan hệ nhà đầu tư của Tổng Công ty.

Các hoạt động IR tiêu biểu:

  • Ngày 10/02/2022, tổ chức thành công lễ trao Quyết định niêm yết và chào mừng ngày giao dịch chính thức cổ phiếu Tổng Công ty Phát điện 3 (mã chứng khoán: PGV) với sự tham gia đông đảo của các đối tác.
  • EVNGENCO3 ưu tiên đẩy mạnh các kênh online, trong đó có mảng báo chí. Trong năm qua, tất cả các tin tức về hoạt động của PGV đều cập nhật liên tục trên các trang báo với độ phủ thị trường lớn, nhằm mục đích cung cấp nhanh nhất các hoạt động của EVNGENCO3 đến nhà đầu tư.
  • Để các Shareholder và nhà đầu tư có thêm góc nhìn về mã cổ phiếu PGV qua các chuyên viên phân tích hàng đầu trong thị trường. Tổng Công ty đã liên tục cập nhập báo cáo quan hệ Shareholder (IR) theo tháng để các chuyên viên phân tích có thể thường xuyên ra báo cáo về mã cổ phiếu PGV.
Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

Từ khi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tới thời điểm hiện nay, Tổng Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu (tỷ lệ 5%, thời điểm thực hiện: tháng 7/2021), vốn điều lệ của Tổng Công ty tăng tương ứng.

Tóm tắt quá trình tăng vốn của Tổng Công ty

SNo. Thời gian Vốn thực góp trước khi tăng (đồng) Vốn thực góp sau khi tăng (đồng) Hình thức phát hành
1
Tháng 07/2021 10.699.695.770.000 11.234.680.460.000 Phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm
2020, với tỷ lệ phát hành là 5%.

Tình hình giao dịch cổ phiếu quỹ

Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP không có cổ phiếu quỹ.