LINH HOẠT PHÁT TRIỂN

EN

Cơ cấu và hoạt động của Hội đồng Quản trị

Thông tin về thành viên HĐQT
Ngày bắt đầu là thành viên HĐQT
STT Thành viên HĐQT Chức vụ Ngày bổ nhiệm Ngày miễn nhiệm
1
Ông Đinh Quốc Lâm Chủ tịch HĐQT 17/9/2018 (Giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ 15/01/2020) -
2
Ông Lê Văn Danh Thành viên HĐQT Tổng Giám Đốc 15/01/2020
3
Ông Trương Quốc Phúc Thành viên HĐQT chuyên trách 17/9/2018 14/6/2022
4
Ông Nguyễn Minh Khoa Thành viên HĐQT không chuyên trách 15/01/2020 -
5
Ông Đỗ Mộng Hùng Thành viên Độc lập HĐQT 17/9/2018 -
  • Chức vụ

    Chủ tịch HĐQT

  • Ngày bổ nhiệm

    17/9/2018 (Giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ 15/01/2020)

  • Ngày miễn nhiệm

    -

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc

  • Ngày bổ nhiệm

    15/01/2020

  • Ngày miễn nhiệm

    -

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT chuyên trách

  • Ngày bổ nhiệm

    17/9/2018

  • Ngày miễn nhiệm

    14/6/2022

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT không chuyên trách

  • Ngày bổ nhiệm

    15/01/2020

  • Ngày miễn nhiệm

    -

  • Chức vụ

    Thành viên Độc lập HĐQT

  • Ngày bổ nhiệm

    17/9/2018

  • Ngày miễn nhiệm

    -

Các tiểu ban trong Hội đồng Quản Trị

HĐQT làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch HĐQT, không thành lập các tiểu ban thuộc HĐQT.

Đánh giá hoạt động của Hội đồng Quản Trị

Năm 2022, HĐQT EVNGENCO3 đã tổ chức thực hiện/chỉ đạo và ban hành 48 Nghị quyết để giải quyết các vấn đề trọng tâm, chủ trương, kế hoạch và công tác quản trị của TCT; ngoài ra, HĐQT cũng có các Nghị quyết, quyết định, văn bản để thông qua, chỉ đạo các công việc có tính chất định kỳ trong hoạt động của TCT với tỷ lệ thông qua là 100% để thực hiện chức năng quản trị hoạt động của Tổng Công ty.

Số lượng cuộc họp của HĐQT trong năm 2022
STT Thành viên HĐQT Số buổi họp
HĐQT tham dự
Tỷ lệ
tham dự họp
Lý do
không tham dự
1
Ông Đinh Quốc Lâm
Chủ tịch HĐQT
12/12 100%
2
Ông Lê Văn Danh
Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc
12/12 100%
3
Ông Trương Quốc Phúc
Thành viên HĐQT
5/5 100% Thôi giữ chức vụ TV.HĐQT từ 14/6/2022
4
Ông Nguyễn Minh Khoa
Thành viên HĐQT
12/12 100%
5
Ông Đỗ Mộng Hùng
Thành viên HĐQT
12/12 100%
  • Chức vụ

    Chủ tịch HĐQT

  • Số buổi họp
    HĐQT tham dự

    12/12

  • Tỷ lệ
    tham dự họp

    100%

  • Lý do
    không tham dự

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc

  • Số buổi họp
    HĐQT tham dự

    12/12

  • Tỷ lệ
    tham dự họp

    100%

  • Lý do
    không tham dự

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT

  • Số buổi họp
    HĐQT tham dự

    5/5

  • Tỷ lệ
    tham dự họp

    100%

  • Lý do
    không tham dự

    Thôi giữ chức vụ TV.HĐQT từ 14/6/2022

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT

  • Số buổi họp
    HĐQT tham dự

    12/12

  • Tỷ lệ
    tham dự họp

    100%

  • Lý do
    không tham dự

  • Chức vụ

    Thành viên HĐQT

  • Số buổi họp
    HĐQT tham dự

    12/12

  • Tỷ lệ
    tham dự họp

    100%

  • Lý do
    không tham dự

Đào tạo về quản trị:

Các Thành viên HĐQT, Ban TGĐ, BKS và các cán bộ quản lý khác của Tổng Công ty đã và tiếp tục tham gia các khóa đào tạo về quản trị công ty đại chúng theo khung quản trị tiên tiến trên Thế giới

Cơ cấu và hoạt động của Ban Kiểm soát

Thông tin về thành viên của Ban Kiểm soát
STT Thành viên
Ban Kiểm soát
Chức vụ Ngày bắt đầu là
thành viên BKS
Trình độ
chuyên môn
1
Ông Phạm Hùng Minh Trưởng Ban Kiểm soát 17/9/2018 Cử nhân Kinh tế đối ngoại,
Cử nhân Kế toán
2
Ông Đậu Đức Chiến Thành viên Ban Kiểm soát 17/9/2018 Thạc sĩ Kỹ thuật điện,
Kỹ sư Hệ thống điện
3
Bà Vũ Hải Ngọc Thành viên Ban Kiểm soát 17/9/2018 Thạc sĩ Quản trị kinh doanh,
Cử nhân Kế toán
  • Chức vụ

    Trưởng Ban Kiểm soát

  • Ngày bắt đầu là
    thành viên BKS

    17/9/2018

  • Trình độ
    chuyên môn

    Cử nhân Kinh tế đối ngoại, Cử nhân Kế toán

  • Chức vụ

    Thành viên Ban Kiểm soát

  • Ngày bắt đầu là
    thành viên BKS

    17/9/2018

  • Trình độ
    chuyên môn

    Thạc sĩ Kỹ thuật điện, Kỹ sư Hệ thống điện

  • Chức vụ

    Thành viên Ban Kiểm soát

  • Ngày bắt đầu là
    thành viên BKS

    17/9/2018

  • Trình độ
    chuyên môn

    Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cử nhân Kế toán

Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm Soát
STT Thành viên
Ban Kiểm soát
Số buổi họp
tham dự
Tỷ lệ
tham dự họp
Tỷ lệ
biểu quyết
1
Ông Phạm Hùng Minh 4 100% 100%
2
Ông Đậu Đức Chiến 4 100% 100%
3
Bà Vũ Hải Ngọc 4 100% 100%
  • Số buổi họp tham dự

    4

  • Tỷ lệ tham dự họp

    100%

  • Tỷ lệ biểu quyết

    100%

  • Số buổi họp tham dự

    4

  • Tỷ lệ tham dự họp

    100%

  • Tỷ lệ biểu quyết

    100%

  • Số buổi họp tham dự

    4

  • Tỷ lệ tham dự họp

    100%

  • Tỷ lệ biểu quyết

    100%

Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của HĐQT, BAN TGĐ và BKS

Lương, thưởng và thù lao
Tiền lương, thưởng, thù lao và các khoản lợi ích khác của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Ban kiểm soát thực hiện năm 2022: 7,469 tỷ đồng

Quản trị rủi ro

Hệ thống quản trị rủi ro
EVNGENCO3 xây dựng khung Quản trị rủi ro hướng đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức và môi trường hoạt động kinh doanh của Việt Nam. Công tác Quản trị rủi ro (“QTRR”) tại EVNGENCO3 được xây dựng và triển khai nhằm các mục tiêu chính sau đây:

1

Hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro không cần thiết hoặc những thiệt hại không đáng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2

Tạo ra cơ chế vận hành trơn tru, minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều hành.

3

Đảm bảo cơ chế và tác nghiệp tuân thủ theo quan điểm quản trị điều hành, hệ thống quy trình quy chuẩn hoạt động cũng như quản lý tài chính.
Quan điểm của EVNGENCO3 là có cơ hội trong rủi ro. Vì vậy, QTRR không phải chỉ bao gồm giảm thiểu rủi ro, mà cần phân tích đầy đủ rủi ro, tối ưu hóa tương quan giữa rủi ro và cơ hội, chấp nhận rủi ro trong phạm vị cho phép của Tổng Công ty. Nhờ đó, Tổng Công ty chọn lọc và chấp nhận rủi ro một cách thận trọng và có kiểm soát vì những mục tiêu kinh doanh hợp lý.
EVNGENCO3 có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, toàn diện và đồng bộ, liên thông giữa các cấp, trong đó xác định rõ cơ cấu tổ chức và kế hoạch quản trị rủi ro tại EVNGENCO3. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro được thiết lập tích hợp với cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của EVNGENCO3 trong đó phải có sự tham gia của cấp quản lý, điều hành cao nhất tại EVNGENCO3, Đơn vị; các Ban; Phòng chuyên môn nghiệp vụ và bộ phận kiểm soát tuân thủ của EVNGENCO3. EVNGENCO3 đã áp dụng ISO/IEC 27001 là hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS) để đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 21001 sẽ thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý hiệu quả giúp EVNGENCO3 kiểm soát tính an toàn và bảo mật tài sản thông tin của đơn vị mình.
Các vấn đề rủi ro
RỦI RO VỀ KINH TẾ

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Những rủi ro đó hình thành từ chính sự biến động của các nhân tố cơ bản trong nền kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, dịch bệnh… Nền kinh tế hội nhập không chỉ kéo theo sự lan truyền rủi ro ngày càng nhanh mà còn khuếch đại tác động mà rủi ro đó đem lại. Là một cá thể tham gia vào tổng thể hoạt động của nền kinh tế, chắc chắn Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng trước sự thay đổi của các nhân tố đó.

Hiệu quả hoạt động và triển vọng kinh doanh đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải thích nghi kịp thời với sự biến động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh. Phân tích môi trường vĩ mô nền kinh tế giúp dự phòng mức độ tác động của yếu tố rủi ro đến chiến lược tăng trưởng và đảm bảo sự vận hành mô hình kinh doanh.

RỦI RO VỀ PHÁP LÝ

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, bao gồm: Luật Doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sách về giá bán điện, các cam kết hội nhập, các quy định về bảo vệ môi trường... Khi tham gia thị trường chứng khoán, Tổng Công ty còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán. Do đó, Tổng Công ty luôn thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan để nắm bắt kịp thời những thay đổi trong các quy định pháp luật, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho Tổng Công ty.

RỦI RO ĐẶC THÙ
  • Hiện nay các NMNĐ than của EVNGENCO3 đều đã ký hợp đồng cung cấp than dài hạn với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc để đảm bảo khoảng 80% nhu cầu than cho nhà máy hoạt động. Giá than của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc bán cho sản xuất điện chịu sự điều tiết của cơ quan nhà nước nên giá than khá ổn định.
  • Đối với nguồn than nhập khẩu, Tổng Công ty sẽ cân đối so với nguồn trong nước để nhập khẩu khi giá phù hợp.
  • Các nhà máy điện Phú Mỹ được bao tiêu khí đến năm 2023, sau thời điểm trên, Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần có thể có rủi ro về giá khí và nguồn cung cấp. Nhưng đây cũng là cơ hội để Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần tìm được nguồn nhập LNG có giá cạnh tranh hơn. EVNGENCO3 sẽ triển khai mua nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nhập khẩu để bù đắp cho phần khí trong nước thiếu hụt so với nhu cầu sản xuất điện do các mỏ khí khu vực Đông Nam Bộ ngày càng suy giảm. Trong thời gian tới, theo quy hoạch một số Kho cảng LNG mới cũng sẽ được xây dựng, khi đó thị trường khí sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.
  • Đặc thù giá bán điện được Nhà nước kiểm soát và điều chỉnh sao cho hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và đối tượng sử dụng điện. Để đảm bảo lợi ích chung, nhà nước ban hành ra các khung giá bán điện áp dụng cho các khu vực và đối tượng khác nhau, chính vì thế giá bán điện đôi lúc chưa được điều chỉnh kịp thời so với tình hình giá cả thị trường. Biến động giá không linh hoạt bên cạnh rủi ro về giá nhiên liệu luôn là hạn chế ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Tổng Công ty.
RỦI RO KHÁC
Rủi ro về cổ phiếu

Việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao giá trị cho các cổ đông thông qua việc tăng tính thanh khoản và nâng cao hoạt động Quản trị, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty. Tuy nhiên, khi cổ phiếu của Tổng Công ty được niêm yết trên sàn HOSE, giá cổ phiếu sẽ biến động không chỉ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh nội tại mà còn chịu sự tác động từ biến động chung của thị trường chứng khoán.

Rủi ro khác

Ngoài các rủi ro trên, Tổng Công ty còn chịu các rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn… là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Tổng Công ty. Để hạn chế rủi ro, Tổng Công ty thường thu thập, nắm bắt kịp thời thông tin về những diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thời tiết để lên kế hoạch điều hành Tổng Công ty một cách tối ưu, phù hợp với tình hình chung.

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Những rủi ro đó hình thành từ chính sự biến động của các nhân tố cơ bản trong nền kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, dịch bệnh… Nền kinh tế hội nhập không chỉ kéo theo sự lan truyền rủi ro ngày càng nhanh mà còn khuếch đại tác động mà rủi ro đó đem lại. Là một cá thể tham gia vào tổng thể hoạt động của nền kinh tế, chắc chắn Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng trước sự thay đổi của các nhân tố đó.

Hiệu quả hoạt động và triển vọng kinh doanh đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải thích nghi kịp thời với sự biến động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh. Phân tích môi trường vĩ mô nền kinh tế giúp dự phòng mức độ tác động của yếu tố rủi ro đến chiến lược tăng trưởng và đảm bảo sự vận hành mô hình kinh doanh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, bao gồm: Luật Doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sách về giá bán điện, các cam kết hội nhập, các quy định về bảo vệ môi trường... Khi tham gia thị trường chứng khoán, Tổng Công ty còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán. Do đó, Tổng Công ty luôn thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan để nắm bắt kịp thời những thay đổi trong các quy định pháp luật, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho Tổng Công ty.

  • Hiện nay các NMNĐ than của EVNGENCO3 đều đã ký hợp đồng cung cấp than dài hạn với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc để đảm bảo khoảng 80% nhu cầu than cho nhà máy hoạt động. Giá than của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc bán cho sản xuất điện chịu sự điều tiết của cơ quan nhà nước nên giá than khá ổn định.
  • Đối với nguồn than nhập khẩu, Tổng Công ty sẽ cân đối so với nguồn trong nước để nhập khẩu khi giá phù hợp.
  • Các nhà máy điện Phú Mỹ được bao tiêu khí đến năm 2023, sau thời điểm trên, Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần có thể có rủi ro về giá khí và nguồn cung cấp. Nhưng đây cũng là cơ hội để Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần tìm được nguồn nhập LNG có giá cạnh tranh hơn. EVNGENCO3 sẽ triển khai mua nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nhập khẩu để bù đắp cho phần khí trong nước thiếu hụt so với nhu cầu sản xuất điện do các mỏ khí khu vực Đông Nam Bộ ngày càng suy giảm. Trong thời gian tới, theo quy hoạch một số Kho cảng LNG mới cũng sẽ được xây dựng, khi đó thị trường khí sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.
  • Đặc thù giá bán điện được Nhà nước kiểm soát và điều chỉnh sao cho hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và đối tượng sử dụng điện. Để đảm bảo lợi ích chung, nhà nước ban hành ra các khung giá bán điện áp dụng cho các khu vực và đối tượng khác nhau, chính vì thế giá bán điện đôi lúc chưa được điều chỉnh kịp thời so với tình hình giá cả thị trường. Biến động giá không linh hoạt bên cạnh rủi ro về giá nhiên liệu luôn là hạn chế ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Tổng Công ty.
Rủi ro về cổ phiếu

Việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao giá trị cho các cổ đông thông qua việc tăng tính thanh khoản và nâng cao hoạt động Quản trị, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty. Tuy nhiên, khi cổ phiếu của Tổng Công ty được niêm yết trên sàn HOSE, giá cổ phiếu sẽ biến động không chỉ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh nội tại mà còn chịu sự tác động từ biến động chung của thị trường chứng khoán.

Rủi ro khác

Ngoài các rủi ro trên, Tổng Công ty còn chịu các rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn… là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Tổng Công ty. Để hạn chế rủi ro, Tổng Công ty thường thu thập, nắm bắt kịp thời thông tin về những diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thời tiết để lên kế hoạch điều hành Tổng Công ty một cách tối ưu, phù hợp với tình hình chung.

Báo cáo quản trị rủi ro năm 2022
  • Năm 2022, có sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu (khí, than) tăng mạnh, do đó việc đảm bảo nhiên liệu than, khí cho hoạt động sản xuất điện, chế độ vận hành daily start/stop đối với các NMĐ Phú Mỹ, thời gian dừng dự phòng các tổ máy dài do không có nhu cầu huy động từ Hệ thống điện, công tác triển khai đầu tư xây dựng các nguồn điện mới và công tác quyết toán CPH gặp nhiều khó khăn, kế hoạch sản lượng điện năm 2023,…đây là những yếu tố rủi ro tác mạnh đến hiệu quả hoạt động của TCT.
  • TCT đã triển khai xây dựng hồ sơ rủi ro trọng yếu, hồ sơ rủi ro cấp quy trình năm 2022 theo tiến độ được giao. Hiện nay, TCT đã hoàn thành 198/366 HSRR cấp quy trình, vượt kế hoạch được giao. Trong đó, cơ quan TCT hoàn thành 54/97 hồ sơ; các đơn vị trong TCT hoàn thành 144/269 hồ sơ.
  • Công tác xây dựng HSRR cấp quy trình được các đơn vị triển khai xây dựng phù hợp, gắn với chuyên môn nghiệp vụ của từng ban/phòng/phân xưởng;