Tổng quan thị trường phân bón-hóa chất
năm 2022 và dự báo 2023

Cung cầu phân đạm (Urê) thế giới 2022

Trong năm 2022, nguồn cung urê toàn cầu dự kiến đạt 182-183 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2021. Sản lượng tăng chủ yếu từ các thị trường như Nigeria, Brunei, Ấn Độ và Brazil bù đắp sự suy giảm tại khu vực châu Âu và châu Á. Theo đó, ngay từ tháng 2, nhà máy urê thứ 2 của Dangote Fertilizer tại Lekki (Nigeria) công suất 3 triệu tấn/năm (lớn thứ 2 thế giới) được đưa vào khai thác và nhà máy urê của Brunei Fertilizer Industries (BFI) có công suất 1,4 triệu tấn/năm tại Brunei cũng được đưa vào sản xuất thương mại. Ngược lại sản lượng urê có xu hướng giảm đến 50% tại châu Âu do ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine từ cuối tháng 2 khiến cho nhiều nhà máy phải đóng cửa/tạm dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào. Tại châu Á, sự cố tại nhà máy Kaltim 5 của Pupuk Indonesia cùng với việc Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu urê đến cuối năm 2022 dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu.

Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) dự kiến trong năm 2023 năng lực sản xuất phân đạm trên thế giới có thể được điều chỉnh giảm ở Nga, Ukraine và Belarus (dựa trên khả năng xuất khẩu của các nước này bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt quốc tế và các vấn đề liên quan đến logistics ở Ukraine). Nguồn cung ở Tây và Trung Âu cũng được điều chỉnh dựa trên nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên bị gián đoạn từ Nga.

Giá Urê thế giới 2022

Giá urê trong năm 2022 tăng 23-42% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó giá tăng mạnh trong quý 1 và được coi là thời điểm có giá cao nhất kể từ năm 1995 cho đến nay do ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine làm suy yếu nguồn cung tại châu Âu; Tuy nhiên, giá quay đầu và suy yếu trong quý 2. Đến quý 3, giá được hỗ trợ tăng do giá khí đốt tăng mạnh làm nguồn cung urê suy yếu tại châu Âu. Sang quý 4, giá quay đầu giảm khi các chào giá của người bán không nhận được phản hồi của người mua.

Xem thêm
Thị trường NPK

Tương tự urê, nguồn cung NPK thế giới năm 2022 suy yếu và giá NPK tăng mạnh 35-77% so với năm 2021 tại hầu hết các thị trường.

Xem thêm
Thị trường Kali (MOP)

Giá MOP thế giới trong năm 2022 tăng 62-94% so với năm 2021. Giá tăng chủ yếu trong quý 1 và nửa đầu quý 2, sau đó suy yếu dần đến cuối quý 4.

Xem thêm
Thị trường DAP
Trong năm 2022, sản lượng Axit photphoric thế giới dự kiến đạt 89 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2021. Sản lượng tăng do được hỗ trợ từ việc phục hồi sản xuất ở Mỹ, Brazil và sản lượng tốt hơn dự kiến ở Nga năm nay. Dự kiến sản lượng Phosphate năm 2022 tăng 4% lên mức 52 triệu tấn P2O5. Tuy nhiên, giao dịch thương mại của DAP/MAP trong năm 2022 dự kiến giảm 5% so với năm 2021 xuống gần 32 triệu tấn do ảnh hưởng bởi sức mua giảm và chậm do khả năng thanh toán thấp.
Giá DAP tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm sau đó suy yếu và giảm liên tục từ tháng 5 và kéo dài đến nửa đầu tháng 12. Nhu cầu mua hàng của người dân giảm so với cùng kỳ năm 2021 do giá cao làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả.
Xem thêm
Diễn biến thị trường phân bón trong nước năm 2022

Thị trường urê Việt Nam trong năm 2022 được hỗ trợ chủ yếu từ xuất khẩu khi tăng mạnh so với 2021 và là điểm sáng hỗ trợ một số chỉ tiêu cung cầu khác. Xuất khẩu năm 2022 tăng khoảng 322 nghìn tấn (+78%) lên mức 733 nghìn tấn, chiếm tới 30% lượng sản xuất trong nước (trong khi năm 2020-2021 chỉ chiếm 17-19% lượng sản xuất). Sự gia tăng mạnh của xuất khẩu đã bù đắp được phần lớn sự suy giảm khoảng 420 nghìn tấn của tiêu thụ cho cây trồng và sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, cũng hỗ trợ sản xuất urê của cả nước tăng nhẹ so với năm 2021, bất chấp sự leo thang của chi phí sản xuất (ammonia, khí…).

Tồn kho urê đầu năm 2022 ở mức 346 nghìn tấn, nhưng ngay từ cuối tháng 1 tồn kho đã giảm xuống 251 nghìn tấn và duy trì ở mức dưới 300 nghìn tấn đến đầu tháng 8, tuy nhiên từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 tồn kho đã tăng lên trên 300 nghìn tấn và từ cuối tháng 10 đến tháng 12 tồn kho vọt lên mức khoảng 400 nghìn tấn.

Giá urê giao dịch tại thị trường nội địa Việt Nam trong năm 2022 có xu hướng tăng trong quý 1. Tuy nhiên sau đó, từ tháng 4 đến cuối tháng 8 giá urê đã giữ xu hướng giảm liên tục, tới đầu tháng 9 mới tăng trở lại nhờ hỗ trợ từ giá thế giới và xuất khẩu tăng. Xu hướng tăng giá diễn ra trong khoảng gần 2 tháng sau đó tiếp tục xu hướng giảm do thiếu thanh khoản, nguồn cung nội địa dồi dào dù xuất khẩu vẫn được hỗ trợ. Giá urê năm 2022 chạm đáy vào khoảng đầu tháng 12. Nhìn chung giá urê tại Việt Nam năm 2022 đều ở mức cao hơn nhiều so với cùng kỳ (trừ 2 tháng cuối năm), bình quân tăng 3.000-6.000 đ/kg (21-45%) so với năm 2021.

Diễn biến giá urê bình quân tháng giao dịch tại quận 7, TPHCM năm 2021-2022

Thị trường NPK

Thị trường NPK tại Việt Nam năm 2022 cũng diễn biến tương tự các loại phân đơn, khi giá gia tăng mạnh nên đã làm suy giảm tổng nhu cầu, đồng thời làm thu hẹp sản xuất của các nhà máy so với năm 2021. Ước tính lượng sản xuất NPK trong năm 2022 đạt 2,6 triệu tấn, giảm 18% so với năm 2021. Các doanh nghiệp thương mại cũng giảm nhập khẩu NPK xuống mức 353 nghìn tấn (-19%). Về phía nhu cầu, lượng tiêu thụ năm 2022 sụt giảm 590 nghìn tấn (-17,9%) xuống mức 2,7 triệu tấn; trong khi xuất khẩu cũng giảm xuống 292 nghìn tấn (năm 2021 đạt 360 nghìn tấn). Tiêu thụ chậm và nhà máy thu hẹp sản xuất nên tồn kho NPK cuối năm 2022 đã giảm xuống khoảng 284 nghìn tấn, giảm 15% so với đầu năm – mức tồn kho khá thấp.

Trong năm 2022, giá các sản phẩm NPK tại các nhà máy đã liên tục gia tăng trong 5 tháng đầu năm – thời điểm các loại phân đơn đa phần đang đạt đỉnh của cả năm. Tuy nhiên trong nửa cuối năm 2022, giá NPK gần như đi ngang mặc dù giá phân đơn lần lượt hạ nhiệt – do các nhà máy NPK còn tồn kho nguyên liệu mua với giá cao nên chi phí sản xuất vẫn cao.

Xem thêm
Thị trường Kali

Trong năm 2022, giá Kali tại Việt Nam tăng cao so với năm 2021 (tăng 25-92% tại TPHCM) do tác động bởi giá nhập khẩu cao trong khi nguồn cung Kali tại Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Sự sụt giảm nguồn cung Kali và giá leo thang trên thế giới và trong nước đã làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ nội địa so với năm 2021 (-49%) và các nhà máy NPK cũng giảm công suất và giảm lượng mua Kali làm nguyên liệu sản xuất (-27%). Tuy nhiên để giảm áp lực lên giá trong nước trong khi nguồn cung thế giới khan hiếm nên các nhà nhập khẩu đã đẩy mạnh hoạt động tái xuất sang nước thứ 3 (+57% so với năm 2021).

Đồng thời, các nhà nhập khẩu cũng giảm mạnh nhập khẩu so với năm 2021 nên tồn kho cuối năm 2022 đã giảm xuống mức 140 nghìn tấn (-180 nghìn tấn so với đầu năm)

Giá Kali giao dịch tại Việt Nam nhìn chung giữ xu hướng tăng trong hơn nửa đầu năm 2022 với giá Kali đã thiết lập mức đỉnh mới trong tháng 3-4/2022 sau đó tạm chững lại, giảm dần từ tháng 9/2022. Bình quân năm 2022, giá Kali hàng bột và hàng miểng tại TPHCM đã tăng 3.000-8.000 đồng/kg (25-92%) so với năm 2021.

Xem thêm
Thị trường DAP

Giá DAP giao dịch tại thị trường Việt Nam năm 2022 nhìn chung giữ xu hướng đi lên đặc biệt đối với hàng DAP Trung Quốc và DAP Hàn Quốc do hàng nhập khẩu hạn chế. Trong khi đó hàng DAP trong nước có mức tăng chậm hơn và đã giảm mạnh từ cuối quý 3-quý 4.

Đối với hàng nhập khẩu, trong năm 2022, tại TPHCM, giá DAP Hàn Quốc đen 64% liên tục thiết lập đỉnh mới với giá tháng 10. Đối với hàng nội địa, trong năm 2022, tại TP. HCM, giá DAP Đình Vũ/Lào Cai xanh đạt đỉnh vào tháng 4 và thấp nhất trong tháng 12 và giá trung bình năm 2022 cao hơn 51-56% so với năm 2021.

Xem thêm

Năm 2022, đối với chính sách thuế phân bón, Việt Nam đã có những thay đổi cụ thể như sau:

Biểu thuế suất thuế xuất nhập khẩu phân bón Việt Nam năm 2022-2023 hiện vẫn chưa có điều chỉnh so với năm 2021. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến và dự kiến trình Chính phủ quy định thống nhất thuế suất xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón và không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản (riêng NPK không bị áp thuế).

Từ 7/2/2022-6/9/2022, mức thuế tự vệ đối với DAP/MAP của Việt Nam đã giảm xuống mức 1.007.778 đồng/tấn, giảm từ mức 1.209.219 đồng/tấn trước đó. Tuy nhiên từ 7/9/2022, do Bộ Công thương có Quyết định không gia hạn thuế tự vệ đối với phân DAP và MAP nên thuế tự vệ về mức 0 đồng/tấn.

Chưa có thông tin chính thức áp thuế VAT đối với mặt hàng phân bón.

Đối với urê, dự kiến nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2023 phục hồi trở lại so với năm 2022. Thị trường chủ yếu kỳ vọng nhu cầu của người dùng sẽ gia tăng để bù đắp sau một năm cắt giảm mạnh toàn bộ các chất dinh dưỡng cho cây trồng cùng với khả năng giá urê trong nước giảm do giá thế giới giảm trong năm 2023 sẽ giúp người dân tiếp tục tăng đầu tư vào phân bón nhằm tăng năng suất sản xuất. Tuy nhiên nhiều khả năng nhu cầu tiêu thụ phân bón của Việt Nam sẽ vẫn ở mức thấp hơn so với năm 2021. Cụ thể, AgroMonitor ước tính nhu cầu phân bón của Việt Nam sẽ tăng khoảng 10-18% so với năm 2022 nhưng sẽ thấp hơn khoảng 8-13% so với 2021. Trong đó, dự kiến tăng mạnh chủng loại DAP (28-46%), urê (12-16%), Kali (15-26%), các chủng loại khác tăng thấp hơn NPK (7-14%), SA (7-11%),...

Đối với NPK, AgroMonitor dự báo năm 2023 tình hình sản xuất và tiêu thụ sẽ diễn biến cùng chiều, trong đó phục hồi chậm trong nửa đầu năm và có thể sẽ khả quan hơn trong các tháng cuối năm nếu giá phân đơn có sự suy giảm đáng kể. Về nhập khẩu, trong đầu năm 2023 dự báo có sự quay trở lại của hàng Nga sau khi ngưng nhập từ tháng 7/2022 (các nhà nhập khẩu đã ký mua từ cuối năm), tuy nhiên giá đồn đoán chưa giảm đáng kể so với các đơn hàng từ giữa năm 2022 và lượng NPK nhập từ Nga còn chịu hạn ngạch xuất khẩu NPK trong nửa đầu năm 2023. Nguồn NPK từ Trung Quốc được kỳ vọng gia tăng trong bối cảnh đồn đoán Trung Quốc có thể sẽ nới lỏng dần các chính sách xuất khẩu trong năm 2023.

Nguồn cung Kali tại Việt Nam phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, do đó năm 2023 tiếp tục chịu tác động bởi nguồn cung và giá cả trên thế giới. Các chuyên gia của ICI dự báo năm 2023 nguồn cung Kali thế giới cũng có thể chưa được đảm bảo do các biện pháp trừng phạt đối với Belarus và Nga vẫn còn duy trì… do đó giá MOP có thể vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, sau khi nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam và thế giới đều đã giảm mạnh trong năm 2022 thì thị trường kỳ vọng nhu cầu sẽ hồi phục trong năm 2023 mặc dù khó quay về mức năm 2021. AgroMonitor dự báo tiêu thụ Kali tại Việt Nam năm 2023 sẽ tăng 24-35% so với năm 2022 lên mức 230-250 nghìn tấn, tuy nhiên vẫn giảm 110-130 nghìn tấn so với năm 2021. Lượng nhập khẩu cũng dự báo tăng lên mức 800-900 nghìn tấn, tăng 250-350 nghìn tấn so với năm 2022 nhưng vẫn giảm 300-400 nghìn tấn so với năm 2021.

Đối với DAP, trong năm 2023 nguồn nhập khẩu dự kiến tăng so với năm 2022, tuy nhiên mức tăng có thể rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2023. AgroMonitor dự đoán nhập khẩu DAP trong năm 2023 tăng lên mức 350-400 nghìn tấn, tăng trên 20% so với mức 292 nghìn tấn năm 2022, và quay về mức năm 2021 – năm 2021 Trung Quốc bắt đầu siết chặt hoạt động xuất khẩu do giá DAP leo thang vì khủng hoảng năng lượng. Tiêu thụ DAP nội địa (cho cây trồng và sản xuất NPK) trong năm 2023 tăng lên mức 570-650 nghìn tấn, tăng so với mức 445 nghìn tấn năm 2022, nhưng vẫn giảm so với mức 770 nghìn tấn năm 2021. Về sản xuất nội địa, theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy DAP trong năm 2023, sản xuất sẽ theo hướng gia tăng trở lại, sau khi cũng giảm mạnh trong năm 2022. Tuy nhiên, các nhà máy sẽ theo dõi tình hình cung cầu và xu hướng giá để linh hoạt điều chỉnh sản xuất theo tình hình thực tế. Dự báo, lượng sản xuất năm 2023 đạt 400-420 nghìn tấn, tăng so với mức 337 nghìn tấn năm 2022.

Báo cáo hoạt động của Ban điều hành

Những yếu tố tác động nổi bật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022

Hoạt động điều hành SXKD năm 2022 của Tổng công ty diễn ra trong bối cảnh với những thuận lợi, khó khăn vốn có cũng như phát sinh trong năm.

Nhận định về các yếu tố thuận lợi, về khách quan trong thị trường phân bón năm 2022, giá hầu hết các mặt hàng phân bón tiếp tục tăng cao, đặc biệt là giá urê, mặt hàng chủ lực của Tổng công ty tăng cao nhất từ trước đến nay. Về chủ quan, uy tín của thương hiệu phân bón Phú Mỹ và Hệ thống phân phối của PVFCCo phát huy tích cực về sự bao phủ địa bàn tiêu thụ; Hoạt động sản xuất của Nhà máy đạm Phú Mỹ duy trì ổn định ở công suất cao với nguồn khí đầu vào được đáp ứng đủ, tình hình tài chính lành mạnh đáp ứng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Mặc dù vậy năm 2022 PVFCCo cũng đương đầu với không ít khó khăn:

Về nguồn khí đầu vào vẫn được đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu sản xuất phân bón. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn khí giá ngày càng suy giảm nhanh hơn so với dự báo và tỷ lệ cấp bù từ nguồn khí giá cao khác tăng lên dẫn đến chi phí cước phí vận chuyển tăng cao, đồng thời giá MFO trong năm luôn neo ở mức cao do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ukraina nên ảnh hưởng đến giá thành sản xuất các sản phẩm của Nhà máy đạm Phú Mỹ;

Giá nguyên, nhiên liệu, vật tư... tăng góp phần tăng giá thành sản xuất, tăng chi phí logistic;

Giá bán phân bón cao và biến động khó lường theo thị trường, tác động đến tâm lý mua hàng của đại lý dẫn đến sản lượng ra hàng thấp. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nông dân, dẫn đến xu hướng giảm đầu tư phân bón cho cây trồng, ảnh hưởng về lâu dài đến hoạt động SXKD chung của Tổng công ty;

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Nhà máy đạm Phú Mỹ tăng lên sau 19 năm vận hành;

Chính sách như thuế VAT chưa được điều chỉnh phù hợp, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng, hệ thống phân phối khó huy động vốn kinh doanh;

Trong bối cảnh tình hình thực tế, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 như đã được đánh giá, nhận định và trình bày ở phần trên, trên cơ sở nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, Ban điều hành PVFCCo đã tổ chức thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ và linh hoạt, giúp Tổng công ty đạt kết quả SXKD năm 2022 đối với từng mảng lĩnh vực cụ thể như sau:

Nhờ quá trình tích lũy kinh nghiệm trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, năm 2022 Tổng công ty tiếp tục chủ động và nhanh chóng xử lý sự cố phát sinh và thực hiện tốt công tác bảo dưỡng phòng ngừa đối với các thiết bị trong sản xuất - yếu tố quan trọng để giảm thiểu sự cố ngừng máy. Bên cạnh đó, việc rà soát, hiệu chỉnh và áp dụng các bộ định mức đã có hiệu quả rõ rệt, kết quả là tổng tiêu hao năng lượng năm 2022 tại các xưởng sản xuất đều thấp hơn định mức ban hành và tổng tiết kiệm năng lượng tại khối sản xuất đạt khoảng 235 tỷ đồng. Đặc biệt đã có các biện pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm NPK.

Nhà máy đạm Phú Mỹ đã đạt được mốc sản lượng sản xuất kỷ lục 917.000 tấn urê. Tổ hợp dự án lớn “Nâng công suất phân xưởng NH3 của nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng NM sản xuất NPK công nghệ hoá học được vận hành, khai thác có hiệu quả. Trong năm 2022, Tổ hợp dự án tiếp tục đóng góp 3.537 tỷ đồng doanh, thu tương ứng ~ 19% trong tổng doanh thu và 983 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng ~15% trong tổng lợi nhuận của TCT.

Thương hiệu và thị phần Đạm Phú Mỹ được giữ vững trên thị trường trong bối cảnh phân bón trong nước phải cạnh tranh rất khốc liệt, đồng thời tận dụng nhịp giá tăng của thị trường quốc tế, từng bước thực hiện mục tiêu phát triển thị trường nước ngoài, trong năm Tổng công ty xuất khẩu 191 nghìn tấn urê Phú Mỹ. Bên cạnh đó, là tạo được vị thế trên thị trường bằng chất lượng các sản phẩm NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ và tiếp tục phát triển mảng sản xuất, kinh doanh hóa chất. Tổng công ty đã linh hoạt, áp dụng các thay đổi, cải tiến trong chính sách vận chuyển, phân phối, chính sách bán hàng, tồn kho… nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng phân khúc khách hàng cũng như chính sách về tồn kho nguyên liệu đầu vào nhằm ứng phó với biến động thị trường nguyên liệu và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tổng giá trị giải ngân cho các dự án đầu tư, mua sắm là 118 tỷ đồng.

Dự án cải tiến chính sách tiền lương và Dự án KPI được áp dụng linh hoạt đã đem lại động lực cho CBCNV phát huy sáng tạo/cải tiến trong công việc và giúp Tổng công ty giữ chân CBCNV có trình độ cao.

Trước các yêu cầu mới về phòng chống dịch Covid-19, Tổng công ty đã rà soát/cập nhật các phương án phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cấp thẩm quyền chuyên môn, chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện sẵn sàng ứng phó theo các dự báo kịch bản tình hình dịch bệnh tại địa phương; Công tác an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, cứu nạn luôn được coi trọng và tăng cường tại các đơn vị, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết… Kết quả, trong năm 2022 Tổng công ty không để xảy ra sự cố nào làm ảnh hưởng tới an toàn lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và cần nâng cao sự quan tâm, cụ thể như sau:

Nhà máy đạm Phú Mỹ sau nhiều năm vận hành liên tục ở công suất cao, mặc dù được bảo dưỡng thường xuyên nhưng đã bắt đầu xuất hiện những sự cố ở các thiết bị tĩnh, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định trong vận hành của toàn thể Nhà máy.
Mục tiêu thoái vốn tại các doanh nghiệp liên kết như VNPOLY, PVC Mekong, Công ty cổ phần Thủy hải sản Út Xi chưa thực hiện được..., hoạt động của các công ty này tiếp tục đạt kết quả kém làm suy giảm vốn đầu tư của Tổng công ty.

Một số chỉ tiêu kế hoạch chưa hoàn thành

Sản lượng kinh doanh các loại phân bón: Đạt 91% (trong đó urê Phú Mỹ đạt 99%, NPK đạt 78%, Đạm Kebo đạt 26% và phân bón khác đạt 80%), nguyên nhân chủ yếu do: (i) Giá phân bón biến động khó lường trên toàn thế giới; (ii) Trong nước, giá vật tư cho nông nghiệp tăng cao, giá nông sản bấp bênh; (iii) Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 và khủng hoảng chính trị tại các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam; (iiii) Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng, khó huy động vốn kinh doanh. Những tác động này làm cho kinh doanh phân bón rất khó khăn, sản lượng ra hàng tại các công ty vùng miền thấp, sức mua rất yếu.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm đạt 22% kế hoạch, nguyên nhân do tiến độ giải ngân các mốc cuối cùng của dự án nâng cấp xưởng NH3 và xây dựng Nhà máy NPK chưa đạt theo yêu cầu, đồng thời việc triển khai mua sắm còn chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chiến sự leo thang trên thế giới.

Phân tích về tình hình tài chính

Tình hình tài sản và nguồn vốn của PVFCCo

Tổng tài sản của PVFCCo tại ngày 31/12/2022

17.699

tỷ đồng
27% so với đầu năm
(17.699/13.918 tỷ đồng)

Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của PVFCCo

2.084

tỷ đồng
17% so với đầu năm
(2.084/2.524 tỷ đồng)

do TCT điều tiết chuyển sang tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 6 tháng 6.880 tỷ đồng.

Tình hình nợ
phải trả

  • Khoản nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2022 của PVFCCo là 3.681 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm (3.681/3.205 tỷ đồng).
  • Các chỉ số tổng nợ/ tổng tài sản, tổng nợ/ vốn chủ sở hữu đều giảm so với năm 2021 và khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh năm 2022 vẫn duy trì ở mức cao và lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, Tổng công ty không gặp áp lực về nợ khi đến hạn phải trả, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
  • Với lượng tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ là 2.084 tỷ đồng, PVFCCo chủ động được nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch.

Khả năng sinh lời

Các chỉ số về khả năng sinh lời của PVFCCo như ROE, ROA đều tăng nhiều so với năm 2021 (lần lượt tăng 35% và 40%).

Các chỉ tiêu nổi bật trong sản xuất, kinh doanh:

Sản lượng sản xuất
URÊ

917

nghìn tấn

NPK

157

nghìn tấn

NH3 thương mại

74,4

nghìn tấn

Tiết kiệm năng lượng khối sản xuất

235

nghìn tấn

Tổ hợp NH3-NPK đóng góp

3.537

tỷ đồng doanh thu

Tổ hợp NH3-NPK đóng góp

983

tỷ đồng lợi nhuận

Về hoạt động sản xuất: Nhà máy đạm Phú Mỹ đã hoàn thành kế hoạch sản xuất trước 36 ngày, sản lượng cả năm đạt 917 nghìn tấn đạm Phú Mỹ, vượt 11% so với kế hoạch - đây là năm mà sản lượng sản xuất đạt kỷ lục kể từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến nay. Sản lượng NH3 dành tiêu thụ đạt 74 nghìn tấn – vượt 6% kế hoạch.

Về hoạt động kinh doanh: Kinh doanh hiệu quả hơn 1,1 triệu tấn phân bón (791 nghìn tấn Đạm Phú Mỹ; 129 nghìn tấn NPK Phú Mỹ; 209 nghìn tấn phân bón khác) và 136 nghìn tấn hóa chất.

Doanh thu đạt 19.013 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm, tăng 45% so với năm 2021 - Mức doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập TCT.

Lợi nhuận trước thuế đạt 6.606 tỷ đồng - đạt 160% kế hoạch năm, tăng 74% so với năm 2021. Lợi nhuận về đích trước kế hoạch 6 tháng và là mức lợi nhuận kỷ lục kể từ khi TCT đi vào hoạt động đến nay. Lợi nhuận đạt cao, ngoài yếu tố giá bán sản phẩm chính tăng cao, còn do TCT theo dõi sát sao và dự báo tốt tình hình thị trường trong nước và thế giới, bám sát tình hình dịch bệnh để chủ động các kịch bản và giải pháp điều hành SXKD phù hợp, trong đó là chú trọng quản trị chi phí để cắt/tiết giảm chi phí; chú trọng quản trị sản xuất để tối ưu giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng; quản trị rủi ro để điều hành kinh doanh linh hoạt trong các thời điểm thị trường nhạy cảm… nhằm gia tăng thêm lợi nhuận hoạt động và giảm tác động của các yếu tố không thuận lợi (giá thành tăng, lãi suất tăng, nhu cầu phân bón giảm).

Bảng tổng hợp kết quả SXKD năm 2022

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2021 Kế hoạch năm 2022 Thực hiện năm 2022 Tỷ lệ so với năm 2021 (%) Tỷ lệ hoàn thành KH (%)
A B C 1 2 3 4=3/1 5=3/2
I Sản lượng sản xuất
1.1 Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 797 828 917,062 115% 111%
1.2 UFC 85 Nghìn tấn 12,0 12,8 13,231 110% 103%
1.3 NPK Nghìn tấn 162 165 155,471 96% 94%
1.4 Đạm Kebo Nghìn tấn 5 10 4,5 98% 45%
1.5 NH3 (để thương mại) Nghìn tấn 69 70 74,412 108% 106%
II Sản lượng kinh doanh
2.1 Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 749 800 791,157 106% 99%
2.2 NPK Nghìn tấn 151 165 129 85% 78%
2.3 Đạm Kebo Nghìn tấn 3,2 10 2.6 83% 26%
2.4 Phân bón tự doanh Nghìn tấn 241 260 209,163 87% 80%
2.5 UFC 85 Nghìn tấn 9,4 8,5 9,544 102% 112%
2.6 NH3
(để thương mại)
Nghìn tấn 70 70 71,488 102% 102%
2.7 CO2 Nghìn tấn 44 50 54,006 124% 108%
2.8 Hóa chất Nghìn tấn 0,8 0,6 1,031 137% 154%
III Chỉ tiêu tài chính toàn Tổng công ty (hợp nhất)
3.1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 13.117 17.239 19.013 145% 110%
3.2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 3.799 4.130 6.606 174% 160%
3.3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 3.172 3.473 5.585 176% 161%
3.4 Nộp NSNN (số đã nộp) Tỷ đồng 466 1.614 346%
IV Chỉ tiêu tài chính công ty mẹ
4.1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 10.503 9.011 13.779 131% 153%
4.2 Trong đó: Vốn điều lệ Tỷ đồng 3.914 3.914 3.914 100% 100%
4.3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 11.951 16.343 16.924 142% 104%
4.4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 3.612 4.128 6.507 180% 158%
4.5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 3.030 3.489 5.511 182% 158%
4.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ % 77% 89% 141% 182% 159%
4.7 Nộp NSNN Tỷ đồng 423 1.551 367%
4.8 Đầu tư
4.8.1 Giải ngân đầu tư Tỷ đồng 110 548 118 107% 22%
Đầu tư XDCB Tỷ đồng 89 245 75 84% 30%
Mua sắm trang thiết bị Tỷ đồng 22 303 43 200% 14%
Đầu tư góp vốn Tỷ đồng
4.8.2 Nguồn vốn đầu tư Tỷ đồng 110 548 118 107% 22%
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 62 548 118 192% 22%
Vốn vay và khác Tỷ đồng 49 0%
Cơ cấu doanh thu 2022
Cơ cấu lợi nhuận 2022
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2012-2022

Chỉ tiêu về sản lượng

(nghìn tấn)

(nghìn tấn)

Chỉ tiêu tài chính nổi bật giai đoạn 2012-2022

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

(*) Số thực tế đã nộp trong năm 2022

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

Tình hình đầu tư và thực hiện các dự án.

Về các khoản đầu tư lớn:

Theo kế hoạch năm 2022, PVFCCo triển khai đầu tư/mua sắm với tổng mức đầu tư xây dựng và mua sắm là 548 tỷ đồng.

Năm 2022 PVFCCo đã thực hiện giải ngân được 118 tỷ đồng đạt 22% kế hoạch năm theo tiến độ thực tế.

Kết quả hoạt động đầu tư góp vốn (báo cáo tóm tắt về kết quả hoạt động của các công ty con, công ty góp vốn):

STT Nội dung Tỷ lệ góp vốn Tổng giá trị đầu tư thực tế
(tỷ đồng)
VĐL
(tỷ đồng)
LNST
(tỷ đồng)
LNST/VĐL Cổ tức nhận trong năm 2022
(tỷ đồng)
I Đầu tư vào Công ty con 386,25 515,00 80,06 55,73
1 PVFCCo North 75,00% 90,00 120,00 17,85 14,9% 15,30
2 PVFCCo Central 75,00% 75,00 100,00 29,70 29,7% 18,75
3 PVFCCo SE 75,00% 93,75 125,00 21,31 17,1%
4 PVFCCo SW 75,00% 127,50 170,00 11,20 6,6% 21,65
II Đầu tư vào Công ty LDLK 680,90 2.487,80 -814,94 2,00
1 VNPOLY 25,99% 562,70 2.165,11 -819,21 -37,8%
2 PVC Mekong 35,63% 100,00 280,69 -2,86 -1,0%
3 PVFCCo Packaging 43,34% 18,20 42,00 7,14 17,0% 2,00
III Đầu tư dài hạn khác 20,50 396,35 -89,29 0,22
1 PAIC 8,50% 3,60 42,35 3,61 8,5% 0,22
2 Công ty CP Thủy hải sản Út Xi 6,78% 16,90 354,00 -92,91 -26,2%
TỔNG CỘNG 1.087,65 3.399,15 -824,17 57,94
Tình hình tài chính của Tổng công ty

Tình hình tài sản và nguồn vốn

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2022 Tỷ lệ tăng (giảm)
TỔNG TÀI SẢN 13.918 17.699 27%
Tài sản ngắn hạn 9.520 13.579 43%
Tài sản dài hạn 4.398 4.120 -6%
TỔNG NGUỒN VỐN 13.918 17.699 27%
NỢ PHẢI TRẢ 3.205 3.681 15%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.713 14.017 31%
Vốn điều lệ 3.914 3.914
TỔNG DOANH THU 13.117 19.013 45%
TỔNG CHI PHÍ 9.320 12.410 33%
LÃI VAY 69,3 64,8 -6%
EBIT 3.866 6.668 73%
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 3.799 6.606 74%
LỢI NHUẬN SAU THUẾ 3.172 5.585 76%
LNST cổ đông thiểu số 55 20
LNST Công ty mẹ 3.117 5.565

Các chỉ số tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn 4,42 4,53
Hệ số thanh toán nhanh 3,13 3,24
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản 23% 21%
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 30% 26%
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 3,77 3,25
Doanh thu thuần/Tổng tài sản 1,01 1,18
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số LNST/Doanh thu thuần 24,80% 29,98%
ROE 33,45% 45,17%
ROA 25,15% 35,33%
EPS 7.749 13.897

Báo cáo của Hội đồng Quản trị

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY

Tổng công ty áp dụng mô hình quản trị gồm có Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Ban điều hành theo Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Công tác quản trị của Tổng công ty tuân thủ và đáp ứng yêu cầu Quy định tại Nghị định số 155/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. Tổng công ty bảo đảm môi trường, điều kiện về kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Các báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập trên cơ sở tuân thủ quy định của Pháp luật, phản ánh trung thực, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán hàng đầu trong danh sách các đơn vị kiểm toán được Bộ Tài chính chấp thuận. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc có đủ năng lực và phẩm chất, không có những xung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của Tổng công ty, đã hoạt động hiệu quả với vai trò, chức năng của mình góp phần giúp cho Tổng công ty hoàn thành kế hoạch SXKD hàng năm. Tổng công ty luôn nỗ lực và chú trọng công tác cải tiến hoạt động quản trị công ty, hướng tới áp dụng thành công các thông lệ quản trị công ty tốt như: Nâng cao hiệu quả quản trị của Hội đồng quản trị, hoạt động giám sát của Ban kiểm soát, áp dụng các giải pháp hỗ trợ trong quản lý, điều hành SXKD: Hệ thống ERP, hệ thống ISO, hệ thống quản lý và đánh giá nhân viên KPI…

Năm 2022 nền kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng sau đại dịch COVID-19 trong bối cảnh kinh tế thế giới còn phục hồi chậm, chịu ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine.

Lĩnh vực phân bón bị ảnh hưởng chung của đại dịch năm trước nối tiếp sự ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng chưa thoát khỏi tình trạng đứt gãy, đình trệ do tình hình chính trị thế giới; Ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tiêu thụ phân bón; Các khó khăn khác của năm 2021 tiếp tục kéo dài như chi phí thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tiếp tục chiếm phần đáng kể trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên thị trường phân bón thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch và chiến sự tại Ukraine đã hạn chế nguồn cung phân bón nhập khẩu, đẩy mức giá bán sản phẩm lên cao, giúp cho biên lợi nhuận của các nhà sản xuất phân bón trong nước tăng lên. Đồng thời, với nỗ lực khắc phục các bất lợi của đại dịch, quản lý chi phí, tận dụng cơ hội của tập thể lãnh đạo, người lao động Tổng công ty và được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời của các cơ quan ban ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sự đồng hành, chia sẻ của Quý cổ đông, Tổng công ty đã hoàn thành được nhiệm vụ chính của kế hoạch sản xuất kinh doanh 2022 với kết quả lợi nhuận cao nhất trong lịch sử.

Với vai trò là cơ quan quản lý Tổng công ty giữa 2 kỳ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị đánh giá tổng kết năm 2022 trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn, với những giải pháp đúng đắn Tổng công ty đã tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc luôn đảm bảo tối ưu hiệu quả sản xuất và kinh doanh sản phẩm thế mạnh của Tổng công ty là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ, trong năm 2022, Tổng công ty đã tập trung vào quản trị chi phí, tài sản và nâng cao hiệu quả kinh doanh các sản phẩm phân bón tự doanh, đặc biệt là các sản phẩm mang thương hiệu Phú Mỹ (DAP, SA, Kali Phú Mỹ), qua đó góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty, đồng thời khai thác tối đa lợi thế của hệ thống phân phối đã xây dựng. Các công ty con trong lĩnh vực phân phối cũng đã chủ động từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc kinh doanh các sản phẩm phân bón tự doanh và hóa chất phục vụ dầu khí. Tổng công ty đã xuất khẩu hơn 191 nghìn tấn urê.

Nhà máy đạm Phú Mỹ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất urê với sản lượng kỷ lục 917.000 tấn urê.

Về mặt quản trị doanh nghiệp, Tổng công ty luôn giữ vững nguyên tắc công khai, minh bạch các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực quản trị kinh doanh hiện đại nhất. Năm 2022 tiếp tục duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý tích hợp: ISO 9001 - 2008, OSHAS 18001:2007 và ISO 14001:2004; hệ thống: ERP, STOP, 5S, Sig Sigma, CBM, RCA, FMEA, RBI, RCM…, bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPI và đề án Cải tiến chính sách tiền lương (3P) nhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng và hiệu quả. Bộ máy kiểm toán nội bộ đã triển khai với cách tiếp cận mới trong công tác kiểm toán, góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Với tình hình thực hiện như trên Tổng công ty đã đạt 6.606 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt xa mức kế hoạch lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Tổng công ty luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ trách nhiệm đối với môi trường và xã hội trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Hoạt động chính của Tổng công ty trong lĩnh vực sản xuất phân bón, hóa chất, có liên quan và tác động đến môi trường. Trong sản xuất, công tác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn, môi trường được ưu tiên hàng đầu. Trong phân phối sản phẩm, Tổng công ty luôn luôn có chương trình, kế hoạch triển khai hội thảo, tư vấn, trình diễn đối với bà con nông dân về việc sử dụng phân bón hiệu quả, tiết kiệm, giảm thiểu tác động tới môi trường.

Đối với xã hội, trong nhiều năm qua Tổng công ty luôn luôn là một trong những doanh nghiệp tích cực có đóng góp cho công tác an sinh xã hội, doanh nghiệp vì người lao động.

Kết quả về việc thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội năm 2022 cụ thể như trình bày tại phần Báo cáo phát triển bền vững.

Đánh giá chung về hoạt động của Ban điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty:

  • Các thành viên trong Ban Tổng giám đốc đều có trình độ, năng lực và phẩm chất, được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực được giao phụ trách và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành các dự án/doanh nghiệp lớn.
  • Tổng giám đốc có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các Phó Tổng giám đốc và định kỳ hàng tuần tổ chức họp giao ban để đánh giá kết quả thực hiện công việc tuần và giao kế hoạch công việc kỳ tới.
  • Ban Tổng giám đốc đã triển khai hoạt động SXKD của đơn vị phù hợp với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, chỉ đạo của Hội đồng quản trị và tuân thủ đúng điều lệ doanh nghiệp, quy định của pháp luật.
  • Ban Tổng giám đốc nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty nên đã linh hoạt trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đã ban hành các văn bản tài liệu nội bộ theo thẩm quyền nhằm kiểm soát có hiệu quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện tốt vai trò kiểm soát rủi ro ngay từ Ban điều hành và các quản lý cấp trung.

Năm 2023 với các dự liệu về thị trường phân bón, giá khí tiếp tục có những khó khăn như đã diễn ra trong năm 2022, đặc biệt là năm 2022 Tổng công ty đã đạt được kết quả lợi nhuận vượt bậc, với sự ủng hộ, hỗ trợ của cổ đông Nhà nước, Hội đồng quản trị đã xây dựng kế hoạch SXKD năm 2023, cụ thể như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2023
I Sản lượng sản xuất
1.1 Urê Phú Mỹ Nghìn tấn 785,0
1.2 NPK Phú Mỹ Nghìn tấn 200,0
1.3 Đạm Kebo Nghìn tấn 10,0
1.4 UFC 85/Fomaldehyde Nghìn tấn 12,5
1.5 NH3 sản xuất bán thương mại Nghìn tấn 65,5
II Sản lượng kinh doanh
2.1 Urê Phú Mỹ Nghìn tấn 800,0
2.2 NPK Phú Mỹ Nghìn tấn 200,0
2.3 Đạm Kebo Nghìn tấn 10,0
2.4 UFC 85/Fomaldehyde Nghìn tấn 8,5
2.5 NH3 Nghìn tấn 70,0
2.6 Phân bón khác Nghìn tấn 309,5
2.7 CO2 Nghìn tấn 45,0
2.8 Hóa chất khác Nghìn tấn 0,668
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2023
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 17.372
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 2.670
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2.250
4 Nộp NSNN Tỷ đồng 637

Kế hoạch Tài chính

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2023
1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 10.149
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 15.103
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 2.606
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2.207
5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
vốn CSH bình quân
% 21,7
6 Tỷ lệ chia cổ tức/vốn điều lệ (**) % 40,0
7 Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu lần 0,22
8 Nộp NSNN Tỷ đồng 613

Kế hoạch vốn đầu tư

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2023
I Tổng nhu cầu vốn đầu tư Tỷ đồng 492,0
1 Đầu tư XDCB Tỷ đồng 209,3
2 Mua sắm tài sản, trang thiết bị Tỷ đồng 282,7
3 Đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên Tỷ đồng -
II Nguồn vốn đầu tư Tỷ đồng 492,0
1 Vốn Chủ sở hữu Tỷ đồng 492,0
2 Vốn vay và khác Tỷ đồng 0
III Giá trị giải ngân trong năm Tỷ đồng 492,0
1 Vốn Chủ sở hữu Tỷ đồng 492,0
2 Vốn vay và khác Tỷ đồng 0