DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ,
BAN ĐIỀU HÀNH, BAN KIỂM SOÁT NĂM 2022

STT Họ và tên Chức vụ Số lượng cổ phiếu DPM
Đại diện Sở hữu cá nhân
Hội đồng quản trị
1 Hoàng Trọng Dũng Chủ tịch HĐQT chuyên trách, không điều hành, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác (giữ chức từ ngày 27/04/2021) 92.300.253 -
2 Lê Cự Tân Thành viên HĐQT kiêm TGĐ, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác 62.624.000 170.500
3 Dương Trí Hội Thành viên HĐQT chuyên trách, không điều hành, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác 39.140.000 -
4 Trịnh Văn Khiêm Thành viên HĐQT chuyên trách, không điều hành, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác 39.140.000 -
5 Louis T Nguyen Thành viên HĐQT độc lập, không điều hành, là Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư SAM - -
Ban Tổng giám đốc
1 Lê Cự Tân Tổng giám đốc 62.624.000 170.500
2 Lê Văn Quốc Việt Phó Tổng giám đốc - -
3 Lê Thị Thu Hương Phó Tổng giám đốc - -
4 Trần Thị Phương Thảo Phó Tổng giám đốc - 33.700
5 Cao Trung Kiên Phó Tổng giám đốc - -
6 Đào Văn Ngọc Phó Tổng giám đốc - -
7 Tạ Quang Huy Phó Tổng giám đốc - -
Ban kiểm soát
1 Huỳnh Kim Nhân Trưởng Ban kiểm soát chuyên trách - -
2 Lê Vinh Văn Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách - -
3 Lương Phương Thành viên Ban kiểm soát - -
Kế toán trưởng
1 Võ Ngọc Phương Kế toán trưởng - -
Hội đồng quản trị

Chức vụ

Chủ tịch HĐQT chuyên trách, không điều hành, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác (giữ chức từ ngày 27/04/2021)

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

92.300.253

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Thành viên HĐQT kiêm TGĐ, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

62.624.000

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

170.500

Chức vụ

Thành viên HĐQT chuyên trách, không điều hành, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

39.140.000

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Thành viên HĐQT chuyên trách, không điều hành, không nắm giữ chức vụ tại các doanh nghiệp khác

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

39.140.000

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Thành viên HĐQT độc lập, không điều hành, là Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư SAM

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-
Ban Tổng giám đốc

Chức vụ

Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

62.624.000

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

170.500

Chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

33.700

Chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-
Ban kiểm soát

Chức vụ

Trưởng Ban kiểm soát chuyên trách

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

Chức vụ

Thành viên Ban kiểm soát

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-
Kế toán trưởng

Chức vụ

Kế toán trưởng

Số lượng cổ phiếu DPM Đại diện

-

Số lượng cổ phiếu DPM
Sở hữu cá nhân

-

BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị (HĐQT) năm 2022 đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu gồm 5 thành viên với thông tin chi tiết như ở các phần trên. HĐQT không thành lập các tiểu ban. Hoạt động của HĐQT được phân công cụ thể cho các thành viên chuyên trách phụ trách theo từng lĩnh vực để thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT để HĐQT ra quyết định, đồng thời giám sát, chỉ đạo, đôn đốc Tổng công ty triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT theo lĩnh vực được phân công.

Hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2022

Với vai trò là cơ quan quản lý cao nhất, đại diện cho quyền lợi của các cổ đông, trong năm 2022, HĐQT với 05 thành viên đương nhiệm (01 thành viên độc lập) đã tích cực thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình một cách nghiêm ngặt theo chuẩn mực quản trị của công ty cổ phần. HĐQT được tổ chức hoạt động chuyên trách, ra quyết định tập thể, có sự phân công nhiệm vụ cho các Thành viên HĐQT theo từng lĩnh vực chuyên môn.

Trong năm 2022, HĐQT họp 4 phiên họp và 80 lần lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản, thông qua 47 nghị quyết, quyết định quan trọng và nhiều văn bản chỉ đạo khác về những nội dung quan trọng tiêu biểu sau đây:

  • Phê duyệt kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023;
  • Triển khai rà soát, xây dựng Chiến lược phát triển Tổng công ty.
  • Tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác tái sắp xếp cơ cấu bộ máy quản trị điều hành công ty mẹ & các công ty con, công tác tái cơ cấu tổng thể;
  • Phê duyệt định biên lao động; Công tác quy hoạch cán bộ Tổng công ty giai đoạn 2022-2025, và luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ tại 2 công ty con;
  • Thành lập Chi nhánh Tổng công ty – Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng, Ban dự án chuyển đổi số, phương án tổ chức lại Ban Kiểm toán nội bộ, Văn phòng Hội đồng quản trị.
  • Phê duyệt và triển khai kế hoạch kiểm toán nội bộ, giám sát hoạt động các công ty thành viên; Chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ và hệ thống quản trị rủi ro;
  • Chỉ đạo triển khai và xử lý vướng mắc nhằm hoàn thành giai đoạn kết thúc của dự án đầu tư nâng công suất xưởng NH3 Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng Nhà máy phân NPK công nghệ hóa học.
  • Trình Đại hội đồng cổ đông thông qua Điều lệ Tổng công ty, ban hành Quy chế quản lý tài chính, Quy chế Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông và lấy ý kiến cổ đông theo hình thức trực tuyến, Quy chế soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản quy phạm nội bộ.
  • Chỉ đạo triển khai công tác tái cơ cấu tổng thể Tổng công ty và các đơn vị thành viên;
  • Tổ chức thành công phiên họp ĐHĐCĐ gồm có ĐHĐCĐ thường niên 2022 (trong tháng 6/2022) và phiên họp ĐHĐCĐ bất thường (trong tháng 12/2022). Chỉ đạo bộ phận IR tích cực triển khai các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cập nhật thông tin thông qua kênh trực tuyến nhằm đảm bảo thông tin liên tục, đầy đủ về kết quả hoạt động tới cổ đông, NĐT.
  • Phối hợp với Ban kiểm soát để thông qua việc lựa chọn đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ngoài các phiên họp định kỳ và bất thường, HĐQT còn thường xuyên giao ban công việc hàng tuần, hàng tháng để kiểm tra, đánh giá công việc của HĐQT và giám sát việc thực hiện của Ban điều hành đối với các nghị quyết, quyết định của HĐQT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Các thành viên HĐQT đã thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát, đôn đốc kịp thời hoạt động của Ban điều hành thông qua:

  • 1
    Tham dự và có ý kiến chỉ đạo trong một số cuộc họp quan trọng của Ban điều hành về việc triển khai các nghị quyết, quyết định của HĐQT, hoặc về việc chuẩn bị các đề án, dự án để trình HĐQT.
  • 2
    Tham dự và có ý kiến chỉ đạo trong các cuộc họp giao ban công tác định kỳ của Tổng công ty.
  • 3
    Theo dõi và nắm bắt quá trình điều hành SXKD, thông qua các báo cáo, văn bản của Ban điều hành gửi báo cáo HĐQT.
  • 4
    Trực tiếp chỉ đạo và góp ý đối với Ban điều hành trong một số vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình điều hành SXKD.
Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức Quản trị công ty cho các thành viên Hội đồng quản trị

Tất cả các thành viên HĐQT đều có kinh nghiệm và được đào tạo về Quản trị công ty tại thời điểm được bầu và bổ nhiệm.

Các thành viên HĐQT luôn chủ động bồi dưỡng, đào tạo cập nhật, nâng cao kiến thức về Quản trị công ty để đáp ứng yêu cầu công việc.

Việc thực hiện các quy định về Quản trị công ty

Tổng công ty tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Quản trị công ty niêm yết:

  • Đảm bảo tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
  • Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông tuân thủ đầy đủ quy định của Pháp luật về doanh nghiệp và quy định quản trị đối với công ty đại chúng, niêm yết. Tổ chức họp và thông qua ý kiến Hội đồng quản trị đúng quy định của Điều lệ Tổng công ty và pháp luật về doanh nghiệp.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hạn tất cả các nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường đối với công ty đại chúng, niêm yết.
  • Báo cáo thường niên và các báo cáo trình Đại hội đồng cổ đông được lập với đầy đủ nội dung và thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản trị, điều hành, giám sát của Tổng công ty.
  • Tuân thủ chặt chẽ các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các quy định về quản trị doanh nghiệp niêm yết.
  • Hội đồng quản trị đã xây dựng và ban hành đầy đủ các Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị , ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Về nâng cao năng lực quản trị công ty, hướng tới các chuẩn mực quản trị quốc tế khu vực và quốc tế: Thực hiện/tham gia các khóa đào tạo cho các thành viên Ban điều hành/Ban KS/các thành viên trong HĐQT.

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và nội dung công việc được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền

Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, ĐHĐCĐ đã thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổng công ty và giao cho Hội đồng quản trị sửa đổi, bổ sung Quy chế nội bộ về quản trị công ty và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị phù hợp với Điều lệ (sửa đổi). HĐQT đã triển khai công tác rà soát để hoàn thiện 2 quy chế này trong dự án rà soát, hoàn thiện tổng thể hệ thống văn bản nội bộ của Tổng công ty.

Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị Tổng công ty tìm kiếm và chủ động quyết định việc mua khí nguyên liệu phục vụ sản xuất của Nhà máy đạm Phú Mỹ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và chỉ đạo của các Cấp có thẩm quyền. Hội đồng quản trị đã thông qua c hợp đồng mua bán khí năm 2022 và năm 2022 và nỗ lực để có thể đạt được hợp đồng cung cấp khí cho các năm tiếp theo.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP

Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành
Thành viên Hội đồng quản trị Louis T. Nguyễn hoạt động kiêm nhiệm tại Hội đồng quản trị và hiện tại đáp ứng tiêu chí thành viên độc lập không điều hành, đã tham dự và ủy quyền tham dự đầy đủ các cuộc họp và tham gia ý kiến, biểu quyết độc lập về các vấn đề quyết định của Hội đồng quản trị; tham gia giám sát, chỉ đạo hoạt động của Ban điều hành theo phân công của Hội đồng quản trị kể từ thời điểm được bầu vào Hội đồng quản trị
Đánh giá của thành viên HĐQT độc lập Louis T Nguyen về quản trị/điều hành của Tổng công ty trong năm 2022

Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành đã thực hiện vai trò, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản trị công ty, Điều lệ Tổng công ty và các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị. Các thành viên Hội đồng quản trị và cán bộ điều hành đã thực hiện và tuân thủ đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn được giao theo quy định với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho toàn thể cổ đông của Tổng công ty, kết quả được thể hiện qua các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2022 đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

Trong Tổng công ty, cổ đông Nhà nước cũng giống như các cổ đông khác, đều mong muốn giá trị của công ty tăng lên. Những người quản trị là đại diện vốn nhà nước ngoài nhiệm vụ tuân thủ chế độ quản trị doanh nghiệp, còn ràng buộc trách nhiệm quản lý, bảo toàn phần vốn của Nhà nước. Tổng công ty phụ thuộc khá lớn vào chi phí nguyên liệu sản xuất và trong bối cảnh nguồn khí giá rẻ suy giảm, Ban quản trị đã hết sức nỗ lực trong việc thuyết trình, đề xuất, bảo vệ cho những cam kết, hay chính sách của Nhà nước có lợi nhất cho Tổng công ty về lĩnh vực này trong ngắn hạn và dài hạn. HĐQT Tổng công ty đã hoạt động tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị đối với công ty niêm yết, đảm bảo cho các thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập thực thi quyền hạn, trách nhiệm.

Để tiến tới và tiếp cận sát với các chuẩn mực quản trị tiên tiến, HĐQT đã nhận thức và thúc đẩy công tác rà soát, cải tiến nội dung hoạt động theo hướng tăng cường hiệu quả hệ thống quản trị và giám sát, xây dựng cơ chế phân cấp mạnh mẽ và phù hợp để giảm bớt sự tham gia vào các hoạt động mang tính chất điều hành. Trong năm 2022, Tổng công ty tiếp tục tích cực phối hợp với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thực hiện chương trình tái cơ cấu nhằm tinh gọn bộ máy song song với việc triển khai cập nhật, hoàn thiện chiến lược phát triển trung và dài hạn theo định hướng được ĐHĐCĐ thông qua.

Thành viên độc lập phụ trách về mảng quan hệ với các cổ đông đặc biệt là nước ngoài, chiếm tỷ lệ khá lớn trong công ty. Trong năm 2022 với kết quả hoạt động của công ty có nhiều khởi sắc, nhu cầu tiếp cận thông tin từ cộng đồng nhà đầu tư đã tăng mạnh, đặc biệt liên quan tới nội dung đề xuất tại kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường. Thành viên độc lập đã tích cực kết nối với Ban lãnh đạo và bộ phận chức năng tiếp tục tăng cường chuyển tải đến nhà đầu tư về những giá trị, những lợi thế của Tổng công ty và nỗ lực từ Ban Quản trị, Điều hành nhằm cải thiện công tác quản trị và đảm bảo quyền lợi của cổ đông, và ngược lại cũng mang những đóng góp, ý tưởng từ nhà đầu tư về cho HĐQT về đường lối, chiến lược phát triển, hay những phương hướng về tìm nhà đầu tư chiến lược. Dựa trên chiến lược phát triển trung và dài hạn mới được cập nhật, Thành viên độc lập đã và đang tham gia hỗ trợ Ban lãnh đạo tìm kiếm các cơ hội, đối tác tiềm năng tham gia sản xuất, phân phối kinh doanh hóa chất và các sản phẩm phân bón bền vững.

Tổng công ty đã và đang có những nền tảng quản trị tốt trong số những công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 của Tổng công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty

Ban kiểm soát đã thẩm định Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Báo cáo kết quả hoạt động của Tổng giám đốc trình Đại hội đồng cổ đông thường niên và đánh giá Tổng công ty đã hoàn thành vượt mức rất cao so với các chỉ tiêu SXKD năm 2022 do ĐHĐCĐ quyết nghị, phản ảnh đúng, trung thực hoạt động của Tổng công ty cụ thể như sau:

Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Sản lượng sản xuất
Sản lượng sản xuất Urê PHÚ MỸ

917

nghìn tấn

đạt 111% KH năm
15% so với cùng kỳ 2021

phân bón NPK Phú Mỹ

157

nghìn tấn

đạt 94% KH năm

Doanh thu hợp nhất

19.013

tỷ đồng

đạt 110% KH năm
45% so với cùng kỳ 2021

Sản lượng kinh doanh
Sản lượng kinh doanh Urê Phú Mỹ

791

nghìn tấn

đạt 99% KH năm
6% so với cùng kỳ 2021

NPK Phú Mỹ

129

nghìn tấn

đạt 78% KH năm
15% so với cùng kỳ 2021

Lợi nhuận trước thuế đạt

6.606

tỷ đồng

đạt 160% KH năm,
74% so với năm 2021

Về công tác triển khai các dự án đầu tư

Tổ hợp dự án nâng công suất phân xưởng NH3 và Nhà máy sản xuất NPK công nghệ hóa học hoàn thành đưa và sử dụng, hiện đang triển khai công tác nghiệm thu cuối cùng (FAC), quyết toán A-B hợp đồng EPC, các hợp đồng liên quan khác và quyết toán vốn dự án. Hoàn thành đàm phán hợp đồng BCC với PVChem về dự án nhà máy sản xuất Ôxy già (H2O2). Tổng công ty đã lựa chọn nhà thầu và khởi công gói thầu EC dự án kho chứa bao thành phẩm 20 nghìn tấn tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Về công tác tái cấu trúc, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp & hoàn thiện công tác quản lý, điều hành

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức hoạt động Tổng công ty giai đoạn 2020-2025, thực hiện xong bước sắp xếp sát nhập 13 ban chức năng văn phòng Công ty mẹ thành 8 Ban chức năng, ký hợp đồng tư vấn và xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn đến 2035.

Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của Tổng công ty

Báo cáo tài chính của Tổng công ty đã phản ảnh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Tổng công ty, việc ghi chép, phân loại và trình bày tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, việc huy động vốn, sử dụng nguồn vốn, đầu tư mua sắm đúng với các quy định hiện hành, đã đươc Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện soát xét và kiểm toán.

Các chỉ tiêu Doanh thu hợp nhất tăng rất cao, chi phí bán hàng, chi phí quản lý được kiểm soát, Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt cao và vượt xa kế hoạch, nộp ngân sách Nhà nước 1.521 tỷ đồng tăng 91% so với năm 2021. Báo cáo tài chính của Tổng công ty đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Tổng công ty, việc ghi chép, phân loại và trình bày tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, việc sử dụng nguồn vốn, đầu tư mua sắm đúng với các quy định hiện hành.

Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát

Ban kiểm soát đã hoàn thành công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ, phối hợp tổ chức kiểm tra và có báo cáo kiến nghị về hoạt động SXKD năm 2022. Các thành viên Ban kiểm soát đã nỗ lực, chủ động giải quyết công việc độc lập, đề xuất xử lý các vấn đề trong phạm vi công việc được phân công và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty, quy chế hoạt động Ban kiểm soát.

Thù lao, chi phí hoạt động các lợi ích khác của Ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát
  • Tiền lương, thưởng, thù lao của các thành viên được xây dựng, thực hiện theo Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và theo Nghị quyết đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 thông qua.
  • Chi phí hoạt động của Ban kiểm soát và từng thành viên Ban kiểm soát là 546,49 triệu đồng, bao gồm: Chi phí văn phòng phẩm, trang thiết bị, cước điện thoại, internet, công tác phí và chi phí tiếp khách, hội họp, đã được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, và được lập thành mục riêng trong Báo cáo tài chính năm 2022 của Tổng công ty.
Tổng kết các phiên họp của Ban kiểm soát, các kết luận kiến nghị, kết quả giám sác tình hình hoạt động và tài chính của Tổng công ty:

Ban kiểm soát đã tổ chức 4 cuộc họp định kỳ, phân công nhiệm vụ để phân công nhiệm vụ các thành viên, thông qua kế hoạch kiểm tra giám sát các đơn vi, thẩm định báo cáo tài chính quý/6 tháng/năm, thông qua báo cáo giám sát, trả lời các ý kiến của cổ đông, báo cáo thẩm định tiền lương và báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tập thể Ban kiểm soát.

Báo cáo đánh giá về giao dịch giữa Tổng công ty, các công ty con, công ty khác do Tổng công ty nắm quyền kiểm soát trên năm mươi phần trăm (50%) trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và những người có liên quan của thành viên đó:

Đến 31/12/2022, tổng số vốn góp vào các Công ty con không thay đổi, tỷ lệ vốn góp 75%/VĐL là 386,25 tỷ đồng, các Công ty này làm hệ thống đại lý, phân phối sản phẩm của Tổng công ty, các giao dịch mua bán đúng quy định, đúng điều lệ Công ty, đảm bảo lợi ích của cổ đông.

Giao dịch giữa Tổng công ty với các công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp (công ty con) trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch: Không có
Kết quả giám sát đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và những người điều hành khác:

Tổng công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường để quyết nghị các vấn đề SXKD năm 2022, ủy quyền quyết toán giá khí giai đoạn 2014-2018 và tăng tỷ lệ chia cổ tức. Các thành viên Hội đồng quản trị phụ trách từng lĩnh vực, thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền để HĐQT ra quyết định, giám sát, chỉ đạo, đôn đốc TCT triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT theo lĩnh vực được phân công, tổ chức đầy đủ các cuộc họp định kỳ, Hội đồng quản trị làm việc với tinh thần trách nhiệm và minh bạch trong công tác quản trị. Cùng với Ban điều hành chỉ đạo và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, quyết định điều hành kịp thời, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.

Kết quả đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cổ đông:

Ban kiểm soát đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giám sát việc quản lý và điều hành của Tổng công ty. Tham gia và có ý kiến trong các cuộc họp, các kiến nghị, góp ý của Ban kiểm soát được Ban điều hành chỉ đạo các Ban chức năng thực hiện và có trả lời bằng văn bản.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ

Mục đích chung

Tăng cường hoạt động công bố thông tin và tính minh bạch, đảm bảo đối xử công bằng đối với mọi cổ đông và bảo vệ quyền lợi của cổ đông, qua đó nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và chất lượng thực thi theo bộ tiêu chuẩn phát triển bền vững, tạo tiền đề để mở rộng mạng lưới hợp tác với các tổ chức lớn, chuyên nghiệp và tạo dựng sự tin tưởng của các cổ đông.

  • TCT có đầu mối chuyên trách thực hiện các hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư, với sự kết nối thông tin thông suốt từ các ban chuyên môn trong công ty nhằm đảm bảo thông tin công bố ra bên ngoài cũng được thống nhất và chia sẻ, được phê duyệt, chỉ đạo và giám sát từ cấp lãnh đạo cao nhất trong Tổng công ty.
  • PVFCCo đảm bảo mọi cổ đông, NĐT đều có quyền tiếp cận công bằng và thuận lợi thông qua các hình thức truyền thông đa dạng (trực tiếp, gián tiếp, các tổ chức trung gian...) nhằm đảm bảo thông tin được chuyển tải kịp thời, chính xác và minh bạch. Các cổ đông, NĐT có thể liên hệ thông qua các kênh thông tin kết nối với bộ phận IR như: website www.dpm.vn; Bộ phận đầu mối về IR của PVFCCo; qua các đầu mối phụ trách ngành tại các tổ chức môi giới trên thị trường...
  • Công bố thông tin minh bạch, chính xác, kịp thời: Trong năm 2022, thị trường chứng khoán và ngành phân bón trên thế giới và trong nước chứng kiến nhiều biến động phức tạp, tác động lớn tới tình hình hoạt động chung của Tổng công ty (tích cực lẫn tiêu cực), bộ phận IR của PVFCCo đã chủ động tham gia các hoạt động kết nối, gặp gỡ cổ đông, NĐT trong và ngoài nước nhằm kịp thời cập nhật thông tin, phản hồi các thắc mắc của cổ đông và NĐT trên thị trường. Cụ thể, trong năm 2022, TCT đã thực hiện hơn 30 cuộc gặp mặt, tiếp xúc cổ đông định kỳ và theo yêu cầu; tham dự 05 diễn đàn, hội nghị gặp gỡ NĐT trong và ngoài nước... Ngoài ra định kỳ hàng quý, Tổ IR đều tổ chức họp trực tuyến với với đại diện các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, các chuyên viên phân tích từ các tổ chức môi giới lớn trên thị trường để cập nhật thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh và trả lời các vấn đề được nhà đầu tư quan tâm.
  • Nỗ lực thực hiện bảo vệ quyền của cổ đông và đảm bảo đối xử công bằng đối với mọi cổ đông – chủ sở hữu của công ty, từ các cổ đông nhỏ lẻ tới các nhóm cổ đông nước ngoài: Thực hiện thông qua việc công bố thông tin đầy đủ, minh bạch và công bằng nhằm đảm bảo mọi cổ đông được tiếp cận đầy đủ thông tin để có thể đưa ra quyết định chính xác tại các phiên họp đại hội đồng cổ đông; đảm bảo mọi cổ đông đều có cơ hội bày tỏ ý kiến, đưa ra các đề xuất, khuyến nghị và được phản hồi thông tin, giải đáp thỏa đáng; hỗ trợ giúp việc cho Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cổ đông một cách cẩn trọng theo đúng các nguyên tắc và quy định trong điều lệ Tổng công ty và pháp luật Việt Nam...
  • Thực hiện công bố thông tin định kỳ và bất thường, các ấn phẩm truyền thông chuyên biệt dành cho cổ đông & NĐT (Bản tin NĐT và BCTN, thực hiện định kỳ tóm tắt kết quả hoạt động hàng quý thông qua các cuộc họp với NĐT...)
  • Tổ chức thành công các cuộc họp ĐHĐCĐ hiệu quả: Trong năm 2022, PVFCCo đã thực hiện thành công 02 cuộc họp ĐHĐCĐ (thường niên và bất thường) trong tháng 06 và tháng 12 nhằm thông qua các nội dung quan trọng trong hoạt động chung của Tổng công ty. Bộ phận IR đã tích cực phối hợp, kết nối nhằm hỗ trợ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời tới các cổ đông trước, trong và sau cuộc họp theo đúng quy định và hỗ trợ các thủ tục liên quan tới việc thực hiện đầy đủ quyền của cổ đông tại các phiên họp. Biên bản cuộc họp được tổng hợp chính xác, đầy đủ tuân thủ thời gian công bố thông tin kịp thời theo quy định....
  • Kết nối chặt chẽ nhằm đảm bảo sự tham gia của các phòng ban chức năng, các cấp lãnh đạo (thành viên HĐQT và Ban điều hành) có mặt và sẵn sàng giải đáp kịp thời các thắc mắc của cổ đông tại các cuộc họp với cổ đông và nhà đầu tư và mọi cổ đông đều có quyền tiếp cận thông tin bình đẳng. HĐQT có phân công trách nhiệm cho đầu mối là thành viên HĐQT (độc lập) để phối hợp hỗ trợ kết nối với nhóm cổ đông thiểu số (ngoài PVN).
  • Thực hiện chính sách chi trả cổ tức ổn định và việc chi trả cổ tức được thực hiện công bằng nhất quán dựa trên kết quả hoạt động thực tế trong năm.
  • Giám sát, theo dõi và báo cáo giao dịch với các bên liên quan, tránh các xung đột lợi ích.
  • Quản trị rủi ro và phát triển bền vững: Tổng công ty đã công bố chi tiết trong Báo cáo quản trị rủi ro và Báo cáo phát triển bền vững trong nội dung Báo cáo thường niên.

Với các diễn biến bất lợi và thuận lợi đan xen trong năm 2022 và nỗ lực đạt được những kết quả nổi bật, tập thể cán bộ nhân viên và lãnh đạo PVFCCo tự hào đã nỗ lực vượt khó, tận dụng tốt các cơ hội về thị trường nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho cổ đông, với các kết quả hoạt động vượt xa các chỉ tiêu trọng yếu được cổ đông giao phó. Kết quả hoạt động tăng trưởng ấn tượng đã được phản ảnh rõ nét trong định giá cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh, trải qua các cung bậc từ “đỉnh cao” tới “vực sâu”. Từ mức đỉnh cao lịch sử 1.528,57 điểm ngày 06/1/2022, thị trường đã sụt giảm mạnh về mức đóng cửa thấp nhất năm 2022 là 911,9 điểm ngày 15/11/2022, tương đương mức giảm 40,34%. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất thế giới.

Trong bối cảnh đó, theo dữ liệu thị trường, thị giá cổ phiếu DPM trong năm điều chỉnh giảm nhẹ 4.4% trong năm 2022 với thanh khoản trung bình vẫn duy trì ở mức tích cực trên 4 triệu cổ phiếu/ngày. Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài tăng cao gần gấp đôi lên mức 20% vào cuối năm 2022 so với mức khoảng 9% hồi đầu năm.

Trong năm 2023, tiếp nối nền tảng và các định hướng về hoạt động Quan hệ NĐT, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ban lãnh đạo TCT, mảng IR sẽ tiếp tục được củng cố, triển khai nhằm gắn kết với các mục tiêu chiến lược của công ty với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp; minh bạch trong công bố thông tin hoạt động trên mọi lĩnh vực; đảm bảo tuân thủ các quy định, nguyên tắc đối xử công bằng với cổ đông; hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững và không ngừng giá tăng giá trị đối với xã hội, cổ đông, đối tác và người lao động.

BÁO CÁO NHẬN DIỆN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

Năm 2022, với phương châm “Quản trị rủi ro biến động, phát huy nội lực, tăng sức sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để phát triển bền vững” – Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí không chỉ đứng vững mà còn thu được những thành tựu vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết lập những kỷ lục mới về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,... trong lịch sử hướng đến kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển của Tổng công ty.

Ngay từ những tháng đầu năm 2022, nền kinh tế thế giới đã gặp khó khăn khi chiến tranh giữa Nga và Ucraina đã đẩy giá dầu lên cao, các lệnh cấm vận kinh tế đối với Nga, trong khi Trung Quốc chưa mở cửa nền kinh tế,... đã hạn chế nguồn cung nguyên vật liệu làm tăng chi phí đầu vào và tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh việc tiếp tục chống chọi với dịch bệnh Covid-19, Chính sách thuế VAT chưa được điều chỉnh phù hợp; lạm phát gia tăng làm suy thoái kinh tế, lãi suất cho vay của ngân hàng liên tục tăng, chi phí đầu vào cho nông nghiệp, đặc biệt là giá phân bón tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người nông dân, dẫn đến xu hướng giảm đầu tư phân bón cho cây trồng, ảnh hưởng về lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty. Trong khi đó, Nhà máy đạm Phú Mỹ sau 19 năm vận hành đã tiềm ẩn rủi ro từ máy móc thiết bị.

PVFCCo đã xác định các nhóm rủi ro then chốt và triển khai các giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trong năm 2022 và đã đạt được các mục tiêu chính như sau:

  • Vận hành an toàn, hiệu quả Nhà máy đạm Phú Mỹ trong điều kiện nhà máy, thiết bị ngày càng già cỗi, giá nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động, thị trường tiêu thụ ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
  • Đa dạng hóa sản phẩm mới, ổn định và phát triển sản phẩm truyền thống nhằm mở rộng thị phần, khẳng định vị trí dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh phân bón tại thị trường nội địa đồng thời gia tăng sản lượng xuất khẩu.
  • Nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư mới, thử nghiệm và ra mắt sản phẩm mới, triển khai kinh doanh tốt các sản phẩm phân bón và hóa chất do TCT sản xuất nhằm đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn của PVFCCo

Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên để phát triển PVFCCo bền vững kết hợp với trách nhiệm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho các cổ đông, hài hòa với trách nhiệm xã hội, năm 2022 vừa qua, PVFCCo luôn quản trị tốt các từng nhóm rủi ro trọng yếu như sau:

Rủi ro về thị trường

Nhằm duy trì mục tiêu dẫn đầu cả nước về sản xuất và kinh doanh phân bón tại thị trường nội địa, PVFCCo đã không ngừng đánh giá, kiểm soát và xử lý tốt rủi ro thị trường trọng yếu:

  • Rủi ro cung vượt cầu
  • Rủi ro về giá nguyên vật liệu đầu vào
  • Rủi ro về giá bán giảm
  • Rủi ro về tính thanh khoản của khách hàng
  • Rủi ro trong việc phát triển sản phẩm mới
Xem thêm
Rủi ro trong hoạt động sản xuất của PVFCCo
Năm 2022, PVFCCo đã vận hành an toàn Nhà máy liên tục và ghi nhận những kỷ lục ấn tượng. Tuy nhiên do Nhà máy đã vận hành liên tục 19 năm nên vẫn tiềm ẩn rủi ro, vì vậy trong những năm tiếp theo các hoạt động quản trị rủi ro sẽ tập trung vào:
  • Quản lý chất lượng sản phẩm;
  • Quản lý và xử lý sự cố trong sản xuất;
  • Phối hợp Ban quản lý Tổ hợp dự án NH3-NPK quyết toán vốn dự án.
  • Nâng cao ứng dụng trong cải tiến công nghệ và phát huy sáng kiến.
Xem thêm
Rủi ro trong quá trình đầu tư dự án

Năm 2022, Tổ hợp Dự án Nâng công suất xưởng NH3 và Nhà máy sản xuất Phân bón NPK công nghệ hóa học đã hoàn thành việc lập báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành để quyết toán.

Bên cạnh đó, PVFCCo cũng đang tập trung lập dự án đầu tư mới để đầu tư đa dang hóa sản phẩm trên cơ tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.

Rủi ro về tỷ giá

Trong những năm qua tỷ giá ngoại tệ biến động theo xu hướng tăng, do vậy những biến động về tỷ giá có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt kinh doanh cũng như hiệu quả của dự án đầu tư có sử dụng ngoại tệ của PVFCCo. Với việc nhận thức được tầm quan trọng trong quản trị rủi ro về tỷ giá, PVFCCo đã thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính thế giới và trong nước, theo dõi sát sao những biến động của tỷ giá để xây dựng và triển khai các phương án nhập khẩu kinh doanh phù hợp và linh hoạt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, công tác quản trị tài chính, phân tích, đánh giá yếu tố chênh lệch tỷ giá đến hiệu quả của các dự án đang triển khai cũng được PVFCCo xem xét cẩn trọng.

Rủi ro về tài chính và mục tiêu tái cấu trúc hoạt động đầu tư góp vốn vào Công ty liên kết

Trong năm 2022, PVFCCo đã tiếp tục tìm các giải pháp thoái vốn đầu tư vào các Công ty liên doanh liên kết. Mục tiêu của PVFCCo là thoái vốn tại các doanh nghiệp này, nhưng rất khó khăn trong việc tái cấu trúc hoạt động đầu tư góp vốn dài hạn trong bối cảnh hoạt động không hiệu quả các công ty liên kết hiện nay. Nhằm hỗ trợ các đơn vị nâng cao dần hiệu quả hoạt động, PVFCCo đã tăng cường giám sát hoạt động quản trị Công ty liên kết thông qua người đại diện phần vốn, đồng thời triển khai một số hoạt động để hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp.

Rủi ro về môi trường, luật định

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh đưởng đến hầu hết các vùng của nước ta, có vùng chịu nặng nề bởi các cơn bão, lũ quét và các cơn mưa lớn kéo dài, có vùng thì bị khô hạn kéo dài, có vùng bị nước mặn xâm nhập,... đã ảnh hưởng tiêu cực để sản xuất nông nghiệp và cây trồng. Trong tương lai, hiện tượng này được dự báo diễn biến khó lường và tác động nghiêm trọng hơn nữa, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành phân bón nói chung và PVFCCo nói riêng.

Việt Nam phải mở cửa thị trường phân bón trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư sản xuất kinh doanh phân bón có thể thay thế một phần urê. Những doanh nghiệp nước ngoài với kinh nghiệm, năng lực quản lý kinh doanh tốt sẽ trở thành những đối thủ mạnh tại Việt Nam.

Xem thêm

BÁO CÁO CÁC GIAO DỊCH, THÙ LAO VÀ CÁC
KHOẢN LỢI ÍCH KHÁC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ,
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BAN KIỂM SOÁT

LƯƠNG, THƯỞNG, THÙ LAO VÀ CÁC KHOẢN LỢI ÍCH KHÁC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BAN KIỂM SOÁT

Tổng công ty áp dụng chế độ lương cho thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát chuyên trách và Ban điều hành theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý tiền lương, tiền thưởng và chế độ chính sách đối với người đại diện của Tập đoàn Dầu khí, hài hòa với chính sách lương và quỹ lương hàng năm của Tổng công ty, tương xứng với năng lực và kết quả công việc của từng thành viên.

Đối với các thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách, Tổng công ty thực hiện chế độ thù lao công việc.

Chi tiết tiền lương, thù lao và tiền thưởng năm 2022

(ĐVT: Triệu đồng)

STT Họ & tên Chức danh Quỹ lương, thưởng
Quỹ Tiền lương Quỹ Tiền thưởng Tổng thu nhập
I Hội đồng quản trị 6.938 832 7.815
1 Hoàng Trọng Dũng Chủ tịch HĐQT 1.732 216 1.948
2 Lê Cự Tân Thành viên HĐQT kiêm TGĐ 1.848 231 2.079
3 Dương Trí Hội Thành viên HĐQT 1.595 199 1.795
4 Trịnh Văn Khiêm Thành viên HĐQT 1.477 185 1.662
5 Louis T Nguyễn Thành viên HĐQT độc lập 331 - 331
II Các Phó TGĐ, KTT 10.642 1.330 11.972
1 Lê Văn Quốc Việt Phó Tổng giám đốc 1.595 199 1.795
2 Lê Thị Thu Hương Phó Tổng giám đốc 1.595 199 1.795
3 Đào Văn Ngọc Phó Tổng giám đốc 1.468 184 1.652
4 Trần Thị Phương Thảo Phó Tổng giám đốc 1.595 199 1.795
5 Cao Trung Kiên Phó Tổng giám đốc 1.520 190 1.709
6 Tạ Quang Huy Phó Tổng giám đốc 1.420 178 1.598
7 Võ Ngọc Phương Kế toán trưởng 1.447 181 1.628
III Ban kiểm soát 3.199 363 3.562
1 Huỳnh Kim Nhân Trưởng Ban kiểm soát 1.595 199 1.795
2 Lê Vinh Văn Thành viên Ban kiểm soát 1.313 164 1.477
3 Lương Phương Thành viên Ban kiểm soát 291 - 291
Tổng cộng 20.824 2.525 23.349
  • Ngày 04/03/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An thông báo bán cổ phiếu, giảm tỷ lệ cùng sở hữu xuống 5,998%.
  • Ngày 25/03/2022: Kế toán trưởng Võ Ngọc Phương báo cáo đã bán 24.700 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 0%.
  • Ngày 06/05/2022: Phó Tổng giám đốc Trần Thị Phương Thảo báo cáo đã bán 1.000 cổ phiếu, giảm số lượng sở hữu xuống 33.700 cổ phiếu.
  • Ngày 10/06/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: Amersham Industries Ltd, CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Grinling International Ltd, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Vietnam Enterprise Investment Ltd, Wareham Group Ltd thông báo mua 1.400.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ cùng sở hữu lên 5,0852%.
  • Ngày 22/06/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: Amersham Industries Ltd, CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Grinling International Ltd, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Securites Master Investment Trust, Vietnam Enterprise Investment Ltd, Wareham Group Ltd thông báo mua cổ phiếu, nâng tỷ lệ cùng sở hữu lên 6,1604%.
  • Ngày 29/09/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: Amersham Industries Ltd, CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Banks, Grinling International Ltd, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Securites Master Investment Trust, Vietnam Enterprise Investment Ltd, Wareham Group Ltd thông báo bán cổ phiếu, giảm tỷ lệ cùng sở hữu xuống 5,9472%.
  • Ngày 07/10/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Banks, Grinling International Ltd, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Securites Master Investment Trust, Vietnam Enterprise Investment Ltd, thông báo mua cổ phiếu, nâng tỷ lệ cùng sở hữu lên 6,2424%.
  • Ngày 15/11/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Banks, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Securites Master Investment Trust, thông báo mua cổ phiếu, nâng tỷ lệ cùng sở hữu lên 7,0544%.
  • Ngày 05/12/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Banks, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Securites Master Investment Trust, thông báo mua cổ phiếu, nâng tỷ lệ cùng sở hữu lên 8,1035%.
  • Ngày 30/12/2022: Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Banks, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Securites Master Investment Trust, thông báo mua cổ phiếu, nâng tỷ lệ cùng sở hữu lên 9,2023%.

Trong năm 2022, không phát sinh các giao dịch giữa Tổng công ty với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và cán bộ quản lý.

  • Hợp đồng mua bán khí với Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas).
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
  • Hợp đồng mua bán sản phẩm giữa Tổng công ty với 4 công ty con trực thuộc.
  • Và các hợp đồng, giao dịch giữa Tổng công ty với những bên có liên quan khác (theo nội dung đã công bố thông tin chi tiết tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022).