BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN PHÂN BÓN CÀ MAU 2020

BÁO CÁO và đánh giá CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Năm 2020 kinh tế toàn cầu liên tục suy giảm nghiêm trọng trước tình hình bất định của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, những tác động của hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, mưa bão lũ lụt ở Miền Trung và Tây Nguyên khiến cho nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân suy giảm mạnh. Trong nửa đầu năm, giá nông sản giảm mạnh và giá dầu giảm kéo theo giá bán urê giảm. Trước tình hình đó, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành PVCFC với tâm thế chủ động, nỗ lực và quyết tâm cao đã đề ra các giải pháp kịp thời, đúng đắn, đặc biệt nỗ lực trong công tác sản xuất, bán hàng, thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm tiết giảm chi phí: đẩy mạnh triển khai chương trình cải tiến, tối ưu hóa, tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu hao nguyên liệu... giúp công ty hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch chính, đạt được những con số ấn tượng và đảm bảo an toàn cho công tác sản xuất, kinh doanh trước đại dịch.

Lần đầu tiên trên hành trình 9 năm, Nhà máy đã đạt được mức sản lượng sản xuất 934,77 nghìn tấn urê quy đổi, đạt 104% kế hoạch, đạt 107% so với cùng kỳ năm 2019

Về kết quả hoạt động của công ty năm 2020
Về sản xuất, tiêu thụ
Công tác đầu tư
Công tác quản trị công ty
Công tác nghiên cứu phát triển (R&D)
Công tác quản lý chi phí, tiết kiệm/tiết giảm
Về kết quả hoạt động của công ty năm 2020
ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA PVCFC NĂM 2021

Năm 2021, PVCFC đối diện với hàng loạt những khó khăn thách thức như: Đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, biến chủng mới đang lây lan rộng ra nhiều nước dẫn đến các ngành kinh tế chưa thể hồi phục, giá khí có xu hướng tăng trở lại; tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô ở Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục diễn biến khó lường; cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất phân bón trong nước và các nhà nhập khẩu,... Năm 2021 cũng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự kiện 10 năm hình thành và phát triển của Công ty, chính vì vậy, HĐQT PVCFC đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm như sau:

Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất. Triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất urê tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vận hành và khai thác hiệu quả phân xưởng NPK, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ.

Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh nghiên cứu và sớm đưa ra thị trường các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, phù hợp với định hướng chiến lược và lợi thế cạnh tranh của Công ty.

Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị Công ty trên cơ sở vận dụng các thông lệ tốt nhất để đảm bảo khai thác các nguồn lực hiệu quả, tạo ra các giá trị bền vững cho Công ty.

BÁO CÁO và đánh giá CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2020

Ông Trần Ngọc Nguyên (Chủ tịch HĐQT của PVCFC) trong chuyến tham quan nhà máy Đạm Cà Mau

Khép lại năm 2020 đầy khó khăn thách thức khi kinh tế toàn cầu liên tục bị suy giảm nghiêm trọng do chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, còn tại Việt Nam phải đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, những tác động của hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, mưa bão lũ lụt ở Miền Trung và Tây Nguyên khiến cho nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân suy giảm mạnh, tồn kho hệ thống cao, giá nông sản giảm mạnh và giá dầu giảm kéo theo giá bán urê giảm trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên nhờ việc sắp xếp bộ máy khoa học và tinh gọn, khả năng ứng biến nhanh, điều hành linh hoạt của đội ngũ Lãnh đạo và đặc biệt nỗ lực trong công tác sản xuất, bán hàng, thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm tiết giảm chi phí: nỗ lực trong công tác duy trì vận hành nhà máy ổn định ở công suất cao, đẩy mạnh triển khai chương trình tối ưu hóa, tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu hao nguyên liệu cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu urê, cải tiến trong hoạt động... qua đó giúp công ty hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài chính, đạt được những con số ấn tượng, cụ thể:

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
STT Chỉ tiêu ĐVT TH năm 2019 Kế hoạch năm 2020 Thực hiện năm 2020 Tỷ lệ so sánh (%)
A B C 1 2 3 4=3/2 5=3/1
I CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG
1 Sản lượng sản xuất
- Đạm Cà Mau (Urê quy đổi) Nghìn Tấn 870,29 895,15 934,77 104% 107%
Trong đó: Các sản phẩm phân bón từ gốc Urê Nghìn Tấn 29,48 35,00 35,51 101% 120%
- NPK Nghìn Tấn 29,48 35,00 35,51 101% 120%
2 Sản lượng tiêu thụ
- Urê quy đổi Nghìn Tấn 844,43 902,57 1.008,44 112% 119%
- NPK Nghìn Tấn - 15,00 - - -
- Phân bón tự doanh Nghìn Tấn 167,07 140,00 171,48 122% 103%
II CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.218 6.953 7.700 111% 107%
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 463,09 510,95 716,53 140% 155%
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 427,72 479,25 662,45 138% 155%
4 Các khoản nộp NSNN Tỷ đồng 93,30 53,91 87,09 162% 93%
III CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CÔNG TY MẸ
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.209 6.820 7.664 112% 106%
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 460,37 508,73 714,83 141% 155%
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 425,83 477,76 661,56 138% 155%
4 Nộp NSNN Tỷ đồng 87,15 47,70 80,24 168% 92%
5 Tỷ suất LNTT/VĐL Tỷ đồng 8,7% 9,6% 12,4% 130% 143%
6 Giá trị thực hiện đầu tư XD và MSTS TTB Tỷ đồng 334,78 153,30 122,89 74% 34%
sản lượng sản xuất urê quy đổi CÔNG TY MẸ

934,77

nghìn tấn

Sản lượng tiêu thụ urê quy đổi CÔNG TY MẸ

1.008,44

nghìn tấn

Tổng doanh thu CÔNG TY MẸ

7.664

tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế CÔNG TY MẸ

4,83

tỷ đồng

Về kết quả hoạt động của công ty Mẹ
  • Lần đầu tiên trên hành trình 9 năm, Nhà máy cán mốc 934,77 nghìn tấn sản lượng urê quy đổi, đạt 104% kế hoạch, đạt 107% so với cùng kỳ năm 2019. Nhà máy vận hành liên tục an toàn, ổn định và hiệu quả ở 110% công suất thiết kế.
  • Sản lượng tiêu thụ urê quy đổi đạt 1.008,44 nghìn tấn, đạt 112% so với kế hoạch, đạt 119% so cùng kỳ năm 2019. PVCFC đã nỗ lực tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu đi các nước như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Brazil. Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2020 đạt hơn 300 nghìn tấn bằng 165% so với sản lượng xuất khẩu năm 2019, cao nhất các năm qua.
  • Tổng doanh thu đạt 7.664 tỷ đồng, đạt 112% so với kế hoạch, đạt 106% so cùng kỳ năm 2019.
  • Lợi nhuận trước thuế đạt 714,83 tỷ đồng, đạt 141% so với kế hoạch, đạt 155% so cùng kỳ năm 2019.
Về kết quả hoạt động của Công ty con - Công ty Cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam (PPC)

PPC đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu được Công ty mẹ giao: Vượt kế hoạch chỉ tiêu sản lượng sản xuất bao bì, tăng 8% so với kế hoạch, tăng 10% so với năm 2019, cung cấp kịp thời bao bì cho PVCFC; doanh thu tăng 5% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế tăng 3% so với kế hoạch. Bên cạnh đó PPC luôn đảm bảo cung cấp kịp thời bao bì cho PVCFC đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường bên ngoài cho hai dòng sản phẩm bao bì & phân bón. Riêng sản phẩm phân bón PPC chủ động giảm sản xuất để tiêu thụ hết sản lượng tồn kho, giảm chi phí lưu kho và đảm bảo duy trì được chất lượng sản phẩm.

Công tác quản lý vận hành sản xuất

Sản lượng urê quy đổi năm 2020 là 934,77 nghìn tấn, cao kỷ lục kể từ khi nhà máy đưa vào vận hành. Ngày 13/09/2020, Công ty ghi nhận dấu mốc đạt sản lượng 7 triệu tấn sản phẩm urê có mặt trên thị trường. Nhà máy được nhà bản quyền Haldor Topsoe đánh giá xếp hạng trong Top 10 nhà máy có hiệu quả hoạt động tốt nhất thế giới.

Công tác quản lý kinh doanh - tiếp thị truyền thông

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ sụt giảm tại hầu hết các khu vực do hạn mặn, thiếu nước… nhưng PVCFC vẫn giữ vững được thị phần tiêu thụ tại các thị trường mục tiêu. Đẩy mạnh xuất khẩu để xâm nhập và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại các khu vực Châu Á khác như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và Brazil…

Hoạt động đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm: Đến nay tiến độ dự án đạt 99% ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhà bản quyền không thể trực tiếp tham gia tại dự án mà chỉ phối hợp hướng dẫn từ xa. Hiện tại, dự án đã tiến hành chạy thử tạo hạt ở chế độ tải thấp 50% và tiếp tục rà soát theo ý kiến của Nhà bản quyền, đánh giá các điểm sửa đổi sau quá trình chạy thử để điều chỉnh trước khi chạy lại. Tiếp đó, cùng với Liên danh nhà thầu tạm nghiệm thu có điều kiện nếu như kết quả kiểm thử (peformantest) đạt yêu cầu, chờ khi dịch Covid-19 đi qua Nhà thầu và Nhà cung cấp được phép qua Việt Nam sẽ tiến hành nghiệm thu chính thức để đưa vào sử dụng.

Các hoạt động quản lý khác
  • Công tác quản trị
  • Công tác tổ chức quản lý, văn hóa doanh nghiệp
  • Công tác tái cấu trúc
  • Công tác nghiên cứu và phát triển
  • Công tác quản lý chi phí, tiết kiệm/ tiết giảm
  • Công tác nhân sự, tiền lương và chế độ chính sách
  • Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Báo cáo đánh giá liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của Công ty

Tất cả các nguồn thải (nước thải, khí thải) đều được xử lý và đáp ứng tiêu chuẩn ISO14001:2015 trước khi xả thải ra môi trường. Chất thải rắn, chất thải nguy hại đều được thu gom và xử lý theo đúng quy định của Thông tư, Nghị định hiện hành.

Trách nhiệm của PVCFC với xã hội

Hoàn thành các công trình trường học tại Hà Tĩnh, Nam Định, Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang; trang thiết bị y tế và khu điều trị tại Thái Bình; tặng nhà đại đoàn kết tại huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, hỗ trợ bồn chứa nước cho người dân bị hạn mặn năm 2020 tại các tỉnh ĐBSCL, trao học bổng Đạm Cà Mau năm 2020 cho các em học sinh tiểu học và sinh viên các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Dầu khí, Đại học Nông lâm Tp. HCM, hỗ trợ đồng bào các tỉnh Miền Trung bị ảnh hưởng bão lũ gồm: Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Đánh giá của Ban TGĐ liên quan đến các chỉ tiêu môi trường

Công tác an ninh, an toàn, môi trường và phòng chống cháy nổ: Luôn được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo nhà máy vận hành an toàn, ổn định. Trong BDTT các hoạt động an toàn trên cao, không gian hạn chế, sinh lửa, sinh nhiệt,… đều được giám sát 24/24 đảm bảo an toàn tuyệt đối, không phát sinh tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, sự cố môi trường trong suốt thời gian qua.

Song song, lắp đặt hệ thống máy móc đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động, thì Nhà máy Đạm Cà Mau lắp đặt các thiết bị xử lý thải, trạm quan trắc tự động và online giúp việc giám sát được chặt chẽ hơn. Tất cả các nguồn thải (nước thải, khí thải) đều được xử lý và đáp ứng tiêu chuẩn ISO14001:2015 trước khi xả thải ra môi trường. Chất thải rắn, chất thải nguy hại đều được thu gom và xử lý theo đúng quy định của Thông tư, Nghị định hiện hành.

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2021

Năm 2021 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự kiện 10 năm hình thành và phát triển của Công ty.