BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN PHÂN BÓN CÀ MAU 2020

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Tầm nhìn

Trở thành doanh nghiệp hàng đầu khu vực trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón.

Sứ mệnh

Góp phần đảm bảo nguồn cung phân bón và an toàn lương thực bằng cách tiên phong cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Mọi nỗ lực chinh phục và phát triển để luôn gìn giữ trọn vẹn chuỗi giá trị “Tiên Phong - Trách nhiệm - Ân Cần - Hài hòa”. Đảm bảo chữ tín, giữ trọn niềm tin, xứng đáng với sự đồng hành của cổ đông, ủng hộ của khách hàng, Cùng cộng đồng trên mọi nẻo đường phát triển qua công tác an sinh xã hội, sát cánh nông dân. Môi trường làm việc đầy hứng khởi và hấp dẫn, chuyên nghiệp và tiềm năng bởi chiến lược sản xuất, kinh doanh, đầu tư chọn lọc và tối ưu hiệu quả.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

VỐN ĐIỀU LỆ

5.294

TỶ ĐỒNG

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Mã niêm yết: DCM
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM CA MAU FERTILIZER JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: PVCFC
Vốn điều lệ: 5.294.000.000.000 đồng
Giấy chứng nhận ĐKDN số: 2001012298
Trụ sở chính: Lô D, Khu công nghiệp Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Điện thoại: (84 - 290) 3.819.000
Fax: (84 - 290) 3.590.501
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Lầu 18, Tòa nhà Petroland, Số 12 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84 - 28) 54.170.555
Fax: (84 - 28) 54.170.550
Website: www.pvcfc.com.vn

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Năm 2020, nhà máy sản xuất duy trì ở mức 110% công suất và đạt kỷ lục sản lượng sản xuất Urê quy đổi khi lần đầu tiên trong hành trình 9 năm, Phân Bón Cà Mau cán mốc 934,77 nghìn tấn, đạt 104% kế hoạch và về đích trước gần 51 ngày.

Thành lập ngày 09/03/2011, PVCFC là doanh nghiệp có chức năng, ngành nghề kinh doanh chính về: Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp với sứ mệnh phục vụ hàng triệu nông dân bằng những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng và vùng đất.

Ứng dụng thành tựu công nghệ trên nền tảng công nghiệp hóa dầu giúp PVCFC nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông nghiệp nước nhà theo hướng phát triển xanh bền vững. Hiện, PVCFC sở hữu 2 nhà máy: Nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy NPK Cà Mau (dự kiến đi vào hoạt động năm 2021).

  • Nhà máy Đạm Cà Mau luôn vận hành an toàn, ổn định đạt công suất kỳ vọng, sản phẩm chất lượng, tiêu thụ tối đa. Đặc biệt, năm 2020 nhà máy sản xuất duy trì ở mức 110% công suất và đạt kỷ lục sản lượng sản xuất Urê quy đổi khi lần đầu tiên trong hành trình 9 năm, Phân bón Cà Mau cán mốc 934,77 nghìn tấn, đạt 104% kế hoạch và về đích trước gần 51 ngày.
  • Dự án NPK Cà Mau với công suất 300.000 tấn/năm từ công nghệ Urê hóa lỏng được kỳ vọng giúp công ty gia tăng doanh thu, lợi nhuận và giúp bà con nông dân có thêm lựa chọn tin cậy cho hoạt động canh tác khi tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường.

Hòa nhập xu hướng thời đại, Phân Bón Cà Mau không ngừng đẩy mạnh công tác đầu tư nghiên cứu và cho ra đời những dòng sản phẩm mới với tính năng vượt trội. Năm 2020, bên cạnh tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm cốt lõi, PVCFC đã cho ra mắt dòng sản phẩm NPK liên kết - nhóm NPK Gold 22-5-6. Đồng thời, Công ty cũng đã hoàn thiện công tác nghiên cứu, sản xuất, mẫu mã bao bì, đóng gói… và dự kiến cho ra mắt dòng sản phẩm NPK sản xuất mới trong năm 2021. Với những sản phẩm tiêu biểu này, Phân Bón Cà Mau ngày càng hoàn thiện chuỗi sản phẩm phong phú của mình, đồng thời hướng tới đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông dân mọi miền, góp phần thúc đẩy hiệu quả doanh thu của PVCFC.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

2008

Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức được khởi công xây dựng.

2011

Ngày 09/03/2011, Thành lập Công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (Trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam).

2012

Ra mắt sản phẩm mang thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng”.

Đạt sản lượng 500.000 tấn sau 10 tháng hoạt động.

2013

Đạt sản lượng 1 triệu tấn sau 15 tháng vận hành.

Nhận 2 giải thưởng quan trọng: “Sao Vàng Đất Việt” và “Sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu”.

2014

Ngày 12/11/2014, PVCFC tổ chức IPO thành công với 128.951.300 cổ phiếu của PVCFC đã được đấu giá hết giúp PVCFC trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong năm 2014.

PVCFC được chính thức công nhận là Thương hiệu Quốc gia.

2015

Đạt sản lượng 3 triệu tấn sau 4 năm hoạt động.

PVCFC chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, niêm yết trên Sàn chứng khoán TP. HCM với mã cổ phiếu DCM.

Ra mắt dòng sản phẩm phân bón cao cấp N.HUMATE +TE.

2016

Đạt sản lượng hơn 4 triệu tấn sau 5 năm hoạt động.

PVCFC đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Ra mắt lần lượt 2 dòng sản phẩm chức năng cao cấp là N46.PLUS, N46.NANO C+.

2017

Chính thức phân phối bộ 7 sản phẩm vượt trội cung cấp trọn bộ dinh dưỡng cho cây trồng.

Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500).

2018

Cán mốc sản lượng 5 triệu tấn.

Lần đầu tiên, các HTX và bà con nông dân được tiếp cận chương trình “Trải nghiệm bộ sản phẩm công nghệ cao”.

Năm đầu tiên, sản lượng tiêu thụ tăng cao, tự doanh vượt 10% so với kế hoạch.

2019

Sản xuất kỷ lục, về đích sớm 36 ngày: đạt 870 nghìn tấn.

Cán mốc 6 triệu tấn Urê.

Hệ thống DMS đã chính thức vận hành giúp số hóa các giao dịch trong kinh doanh.

Đón nhận Danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”.

Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2019.

2020

Đạt doanh thu kỷ lục: 7.700 tỷ đồng.

Sản lượng xuất khẩu kỷ lục trên 300 nghìn tấn.

Cán mốc 7 triệu tấn Urê.

Mở rộng thương hiệu từ “Đạm Cà Mau” sang “Phân Bón Cà Mau”.

Thương hiệu Quốc gia 2020.

ĐỊA BÀN KINH DOANH VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

Tính đến năm 2020, thị trường tiêu thụ của Công ty tập trung tại khu vực Tây Nam Bộ và Campuchia bao gồm sản phẩm chính là Urê Cà Mau và các sản phẩm phân bón khác. Tổng sản lượng sản xuất của Phân Bón Cà Mau đáp ứng hơn 50% nhu cầu phân bón tại các tỉnh khu vực phía Nam.

Đến nay, PVCFC đã ghi dấu sự có mặt trên bản đồ thế giới với 9 quốc gia Công ty đã xuất khẩu, bao gồm: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka.

Riêng thị trường Campuchia tăng trưởng vượt trội với 163.136 tấn, tăng trưởng 140% so với năm 2019, đây là tín hiệu đáng mừng về thị trường xuất khẩu của PBCM.

Hệ thống phân phối sản phẩm trải dọc chiều dài đất nước.
Khu vực Tỉnh thành Ghi chú
Tây Nam Bộ: 13 An Giang; Bạc Liêu; Bến Tre; Cà Mau; Tiền Giang; Trà Vinh; Cần Thơ; Đồng Tháp; Sóc Trăng; Hậu Giang; Kiên Giang; Long An; Vĩnh Long.
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: 11 Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Bình Dương; Bình Phước; Bà Rịa - Vũng Tàu; Ninh Thuận; Đắc Nông; Đắc Lắk; Lâm Đồng; Tây Ninh; Bình Thuận.
Miền Trung: 10 Quảng Trị; Huế; Bình Định; Phú Yên; Gia Lai; Kom Tum; Khánh Hòa; Quảng Ngãi; Quảng Nam; Đà Nẵng.
Miền Bắc: 19 Vĩnh Phúc; Hải Dương; Ninh Bình; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Thái Bình; Hà Nam; Hà Tĩnh; Nghệ An; Thanh Hóa; Phú Thọ; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu; Lào Cai; Yên Bái.

SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2020

1
CÁN MỐC 7 TRIỆU TẤN SẢN PHẨM VÀ HÀNH TRÌNH NỖ LỰC CỦA PVCFC

Vào lúc 21h50 ngày 13/9/2020 nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản xuất sản lượng Urê thứ 7 triệu - tương đương 140 triệu bao sản phẩm đã và đang đến tay nhà nông.

2
PVCFC MỞ RỘNG THƯƠNG HIỆU TỪ “ĐẠM CÀ MAU” SANG “Phân Bón Cà Mau”

Ngày 20/10/2020, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chính thức mở rộng tên thương hiệu từ “Đạm Cà Mau” sang “Phân Bón Cà Mau”.

3
HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DÒNG SẢN PHẨM phân bón hữu cơ

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác diễn ra vào ngày 04/03/2020 giữa Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) và Công ty TNHH Thương mại Trang Trại Việt (Viet Farm)

4
PVCFC KÝ KẾT HỢP TÁC VỚI trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Ngày 14/05/2020, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và Trường Đại học Cần Thơ chính thức ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) trong việc xây dựng Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao.

5
PVCFC NẰM TRONG TOP CÁC NHÀ MÁY CÓ TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG THẤP

Trong những năm qua, cùng với việc tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Nhà máy Đạm Cà Mau luôn quan tâm, triển khai thực hiện những sáng kiến

6
PVCFC TỔ CHỨC LỄ GẮN BIỂN CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN PHỨC HỢP TỪ URÊ NÓNG CHẢY CÔNG SUẤT 300.000 TẤN/NĂM

Ngày 29/07/2020, tại Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau tổ chức Lễ gắn biển công trình sản xuất phân bón phức hợp từ Urê nóng chảy để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng

Danh hiệu giải thưởng tiêu biểu năm 2020

các giải thưởng tiêu biểu năm 2020
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
CHỨNG NHẬN HALDOR TOPSOSE TOP CÁC NHÀ MÁY CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỐT NHẤT VỀ CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH THEO NĂM
những giải thưởng đã đạt được
STT Giải thưởng Số lần Năm
1 Huân chương Lao động hạng Nhì 1 2016
2 Thương hiệu Quốc gia 4 2014, 2016, 2018, 2020
3 Hàng Việt Nam chất lượng cao 3 2016, 2017, 2019
4 Chứng nhận Haldor Topsose Top các nhà máy có hiệu quả hoạt động tốt nhất về công suất trung bình theo năm. 1 2020
5 Sao Vàng Đất Việt 3 2014, 2016, 2018
6 Giải vàng Chất lượng Quốc gia 2 2015, 2020
7 Doanh nghiệp Bền vững 1 2019
8 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2 2018, 2019
9 Bông lúa vàng Việt Nam 1 2018
10 Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2 2016, 2017
11 Top 10, 15 Báo cáo thường niên tốt nhất 2 2016, 2017
12 Doanh nghiệp vì người lao động 2 2016, 2017
13 N.46 Plus - Top 10 sản phẩm Tự hào trí tuệ Việt Nam 1 2017
14 Đồng hành cùng nhà nông 1 2020
15 N.Humate+TE đạt danh hiệu sản phẩm “Tự hào trí tuệ Việt Nam” 1 2016

Thương hiệu Quốc gia 2020

Giải vàng Chất lượng Quốc gia 2020

Haldor Topsose Top các nhà máy có hiệu quả hoạt động tốt nhất về công sức trung bình theo năm (2020)

Đồng hành cùng nhà nông 2020

Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

Thông tin cổ phiếu
Tổng số cổ phần

529.400.000

CỔ PHẦN

Biểu đồ cơ cấu cổ đông
Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty
STT Tên cổ đông Số ĐKKD/
CMND
Địa chỉ Số cổ phần nắm giữ (cổ phần) Tỷ lệ/ VĐL (%)
1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN 0106000811 18 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội 400.023.057 75,56
2 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí 23/UBCK-GP Tầng 9, Tòa nhà Hapro, 11B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội 44.625.500 8,43
Tổng cộng 444.648.557 83,99
Cơ cấu cổ đông tại thời điểm ngày 26/03/2021
STT Cổ đông Số lượng
(người/tổ chức)
Số cổ phần
(cổ phần)
Giá trị theo mệnh giá (VNĐ) Tỷ lệ
I Cổ đông trong nước 6.785 512.167.953 5.137.780.330.000 96,74
1 Cổ đông tổ chức 40 454.062.030 4.540.620.300.000 85,77
1.1 Trong đó: PVN 1 400.023.057 4.000.230.570.000 75,56
1.2 Cổ đông lớn: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam 1 44.625.500 446.255.000.000 8,43
2 Cổ đông cá nhân 6.745 64.233.348 642.333.480.000 12,13
II Cổ đông nước ngoài 70 17.232.047 172.320.470.000 3,26
1 Cổ đông tổ chức 21 14.090.270 172.320.470.000 3,26
2 Cổ đông cá nhân 49 3.141.777 31.417.770.000 0,59
Tổng cộng 6.855 529.400.000 5.294.000.000.000 100,00

Công ty con, công ty liên kết

CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU KHÍ VIỆT NAM - PPC
Ngày thành lập: 10/06/2010.
Vốn điều lệ tính đến hiện tại: 47.995.160.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sản phẩm từ Plastic, trong đó chủ yếu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì PP, PE; sản xuất và kinh doanh phân bón và hợp chất Nitơ.
Địa chỉ: Lô A1-3, KCN Trà Kha, Phường 8, TP. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
Số điện thoại: 02913 957 555
Số Fax: 02913 957 666
Email: sale@pbp.vn
Website www.pbp.vn
Số cổ phần PVCFC nắm giữ tại PPC: 2.449.167 cổ phần, tương đương giá trị: 24.491.670.000 đồng.
Tỷ lệ PVCFC nắm giữ vốn điều lệ PPC: 51,03%
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH PPC
STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2019 Kế hoạch 2020 Thực hiện 2020 Tỷ lệ so sánh (%)
1 2 3 4=3/2 5=3/1
I Sản lượng sản xuất
1 Bao bì Nghìn bao 22.186 22.514 24.350 108% 110%
2 Phân bón Tấn 8.814 12.000 3.841 32% 44%
II Sản lượng tiêu thụ
1 Bao bì Nghìn bao 22.176 22.514 25.279 112% 114%
2 Phân bón Tấn 6.342 15.000 13.082 87% 206%
III Các chỉ tiêu tài chính
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 223,76 265,45 278,44 105% 124%
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 6,53 6,68 6,88 103% 105%
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5,34 5,55 5,57 100% 104%
4 Các khoản nộp NSNN Tỷ đồng 6,25 6,63 6,76 102% 108%

Năm 2020, do ảnh hưởng chung của tình hình dịch Covid-19 cùng những khó khăn kép do thiên tai bão lũ gây ra, hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, lưu chuyển hàng hóa bị gián đoạn, sức mua giảm… Thế nhưng vượt lên trên những thách thức đó, với sự chỉ đạo điều hành sát sao của Công ty Mẹ, PPC đã ghi nhận một năm kết quả kinh doanh vượt trội với tổng doanh thu đạt 278,44 tỷ đồng, tăng 124 % so với năm 2019 (223,76 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 5,57 tỷ đồng, tăng 104 % so với năm 2019 (5,34 tỷ đồng). Đây là kết quả minh chứng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và đáng khích lệ trong bối cảnh hiện nay và so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Định hướng cho năm 2021: Tiếp tục tập trung phát triển lĩnh vực bao bì, giá trị cốt lõi của Công ty; tiếp tục hoàn thiện và phát triển kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phân bón.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU

Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, tiền thân là Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau, là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 474/QĐ-DKVN ngày 09/03/2011 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tháng 01/2015, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau. Trải qua quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức của Công ty thay đổi theo từng giai đoạn.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã triển khai thực hiện Đề án đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức Công ty theo hướng tinh gọn, đa chức năng, hoạt động hiệu quả và phù hợp tình hình thực tiễn; nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Quản trị

06 người, trong đó: 01 Chủ tịch, 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc, 03 Thành viên chuyên trách (trong đó 01 thành viên là thành viên độc lập) và 01 thành viên độc lập không chuyên trách.

Ban Tổng Giám đốc

06 người, trong đó: 01 Tổng Giám đốc và 05 Phó Tổng Giám đốc.

Ban Kiểm soát

03 người, trong đó: 01 Trưởng Ban Kiểm soát và 02 Kiểm soát viên.

Kế toán trưởng

01 người.

Bộ máy giúp việc

Bao gồm 10 Ban/Văn phòng chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

Đơn vị trực thuộc

03 đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - Ban Quản lý Dự án chuyên ngành và Chi nhánh Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển; Nhà máy Đạm Cà Mau.

Đơn vị thành viên

01 đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam do PVCFC nắm giữ 51,03% vốn điều lệ.