Báo cáo thường niên: PBCM

THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN THẾ GIỚI – NHỮNG ĐIỂM NHẤN CHÍNH

Về thị trường Urê thế giới
  • Nguồn cung năm 2021 có xu hướng thắt chặt hơn so với năm 2020 ở một số khu vực như Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Âu, Baltic do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 gây ra và chủ trương một số nước hạn chế xuất khẩu, áp dụng cơ chế “hạn ngạch xuất khẩu” tùy từng thời điểm.
  • Việc cung ứng, vận chuyển, giao hàng Urê tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng, vận chuyển từ năm 2020 gây ra nhưng chưa kịp khắc phục, từ đó tác động đến luồng chu chuyển hàng hóa ở các nước. Năm 2021 cũng chứng kiến tình trạng ùn ứ hàng hóa, containers tại nhiều hàng hải cảng lớn ở Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Argentina, Châu Âu.
  • Các chính phủ can thiệp vào thị trường để duy trì nguồn cung ổn định nội địa thay vì đẩy mạnh xuất khẩu như giai đoạn trước. Các nước như Nga, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ chủ động đưa ra các quy định này, riêng Trung Quốc duy trì cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt với phân bón xuất khẩu ít nhất đến hết tháng 6/2022, Nga là tháng 5/2022.
  • Các mặt hàng nông sản chính duy trì ở mức cao trong năm 2021 giúp hỗ trợ duy trì nhu cầu mua phân bón cho nông dân, nhất là khu vực Mỹ La-tinh (ngô, đậu tương ở Brazil, Argentina), Đông Nam Á (dầu cọ thô ở Indonesia, Malaysia).
  • Nhu cầu mua tích trữ làm nguyên liệu sản xuất NPK cao hơn ở các nước đẩy cầu Urê tăng, trong đó đáng chú ý là các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Brazil, Indonesia, Malaysia.
  • Giá Urê tăng mạnh cộng với khó khăn trong thời kỳ Covid-19 khiến cho Urê trở nên “khan hiếm hơn” trước.

Diễn biến giá Urê thế giới bình quân tháng năm 2021

ĐVT: USD/tấn

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Fertecon, Argus)

Thời gian tổng hợp: Quý I/2022

  • Urê hạt trong Yuzhnyy
  • Urê hạt đục Trung Đông
  • Urê hạt đục Nola
  • Urê hạt đục tại Ai Cập
  • Urê hạt đục tại Đông Nam Á
Về thị trường Kali thế giới
  • Nhu cầu mua tích trữ làm nguyên liệu sản xuất NPK cao hơn ở các nước đẩy cầu Kali tăng đột biến ở một số thời điểm (nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á).
  • Liên minh/ thỏa thuận giữa các tập đoàn sản xuất Kali lớn (Canpotex, ICL, BPC, APC và Uralkali,…) đẩy giá Kali tăng trên thế giới và chủ động thắt chặt nguồn cung ứng (năm 2020 còn thiết lập mức giá sàn ở Ấn Độ 220$/tấn cfr; Trung Quốc là 230 $/tấn cfr nhưng giá sàn gần như “biến mất” trong năm 2021); kể cả các nước vốn lâu nay là các thị trường mua chính như Ấn Độ, Brazil,… giờ phải chuyển sang cơ chế mua ngay là chính vì nếu không, sẽ khó cạnh tranh mua nổi hàng hóa giá cao hơn do một số nước chủ động nâng giá nhập khẩu mặt hàng này để “hút hàng” về nước họ, kịp thời đáp ứng nhu cầu mùa vụ cao điểm trong nước, nhất là các nước có nền sản xuất nông nghiệp lớn như Mỹ, Brazil, Argentina.
  • Việc Mỹ, EU áp dụng trừng phạt kinh tế với Belarus cũng khiến nguồn cung Kali từ nước này giảm trong cán cân thương mại toàn cầu. Với vị thế là nhà cung ứng số 2 thế giới về Kali, sau Canada, việc Belarus bị Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế cũng khiến nguồn cung Kali từ nước này suy giảm mạnh trên thị trường, góp phần đẩy giá Kali tăng cao do các nước nhập khẩu truyền thống của Belarus chuyển sang thay thế tìm thị trường mới.
  • Diễn biến giá Kali thế giới cũng tăng rất mạnh trong năm 2021 và nhiều thời điểm có gia tốc cao nhiều so với giá Urê thế giới.

Diễn biến giá Kali thế giới bình quân tháng năm 2021

ĐVT: USD/tấn

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Argus)

Thời gian tổng hợp: Quý I/2022

  • gMOP Brazil C&F
  • sMOP SE Asia C&F
  • gMOP Nola FOB (st)
  • sMOP Baltic/Black Sea - FOB
  • sMOP Israel - FBO
Về thị trường DAP thế giới

Ngoài các yếu tố chung như thị trường Urê và thị trường Kali đã nêu trên, thị trường DAP chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như sau:

  • Nhu cầu mua tích trữ làm nguyên liệu sản xuất NPK cao hơn ở các nước đẩy cầu DAP tăng đột biến ở một số thời điểm (nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Malaysia).
  • Sản xuất DAP ở Trung Quốc, Ấn Độ giảm và có chi phí sản xuất cao hơn nước ngoài nên phát sinh nhu cầu nhập DAP nhiều hơn trước để bù đắp bài toán hiệu quả kinh tế.
  • Chi phí NH3, lưu huỳnh tăng cao (có thời điểm tăng 30%-50%/quý) đẩy giá thành sản xuất DAP tăng mạnh.
  • Các nước tiêu thụ lớn có nhu cầu cao về DAP đẩy giá mua nhập khẩu DAP cao hơn để hút hàng về nước mình (Mỹ, Brazil…), vô hình chung tiếp tục đẩy giá DAP tăng thêm ở các thị trường mua khác.
  • Trung Quốc chủ động giảm xuất khẩu DAP sang các nước khác, trừ thị trường truyền thống ở Nam Á, ĐNA khiến nguồn cung xuất khẩu suy giảm mạnh.
  • Giá DAP thế giới cũng trong chiều hướng tăng chóng mặt trên phạm vi toàn cầu.

Diễn biến giá DAP thế giới bình quân tháng năm 2021

ĐVT: USD/tấn

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Argus)

Thời gian tổng hợp: Quý I/2022

  • DAP Tampa FOB
  • DAP Morocco FOB
  • DAP Nola FOB (st)
  • DAP Saudi Arabia FOE
  • DAP China FOB
  • DAP India C&F

THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN BÓN VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỂM NHẤN CHÍNH

Về thị trường Urê nội địa
  • Nhu cầu từ nông dân cơ bản ổn định nhưng nhu cầu Urê từ các nhà máy NPK tăng mạnh (nhu cầu sản xuất, nhu cầu tích trữ).
  • Nhu cầu từ hệ thống phân phối các cấp tăng, thậm chí xuất hiện tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa ở một số địa phương ở một số thời điểm nhất định.
  • Xu hướng giá Urê năm 2021 tăng mạnh so với năm 2020 do ảnh hưởng từ giá Urê thế giới tăng cao.

Diễn biến giá Urê tại chợ đầu mối HCM năm 2021

ĐVT: đ/kg

2020

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Agrimonitor)

  • Ure Phú Mỹ
  • Ure Cà Mau
  • Ure Malaysia hạt đục
  • Ure Ninh Bình
  • Tâm lý “mua bằng mọi giá” trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh.
  • Tồn kho trong nước giảm mạnh quý 1 và quý 2 năm 2021 do xuất khẩu cao hơn nhập khẩu do đặc thù mùa vụ thấp điểm trong nước.
  • Dịch Covid gây gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ hàng hóa (cả trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu).
  • Tình hình xuất nhập khẩu Urê năm 2021:

Bảng hoạt động nhập khẩu Urê của Việt Nam năm 2021

2020

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và Agrimonitor)

Thời gian tổng hợp: Quý I/2022

  • Tổng lượng NK, tấn
  • NK từ Trung quốc
  • NK qua đường bộ, tấn
  • Giá NK DAP xanh 64% qua đường bộ, USD/tấn DAP
Về thị trường DAP nội địa
  • Nhu cầu tiêu thụ của nông dân và các nhà máy NPK cải thiện trong quý 4/2021.
  • Diễn biến giá DAP nội địa cũng tăng theo đà tăng của giá thế giới nhưng tốc độ chậm hơn.

Diễn biến giá DAP tại chợ đầu mối HCM năm 2021

ĐVT: đ/kg

2020

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và Agrimonitor)

Thời gian tổng hợp: Quý I/2022

  • DAP xatnh Vân Thiên Hóa 64%, VNĐ/kg
  • DAP xanh/đen Đình Vũ, VNĐ/kg
  • DAP vàng Ai Cập 64%, VNĐ/kg
  • DAP xanh Tường Phong 64%, VNĐ/kg
  • DAP đen Hàn Quốc 64%, VNĐ/kg
  • DAP đen Nga, VNĐ/kg
  • Nguồn cung nội địa giảm do gián đoạn cung ứng nguyên vật liệu, nhất là quặng Apatit cho 2 nhà máy Đình Vũ và Lào Cai ở một số thời điểm.
  • Cân đối cung cầu có thể thiếu hụt lớn DAP, ảnh hưởng đến các nhà máy sản xuất NPK.
  • Tình hình xuất nhập khẩu DAP năm 2021 như sau:

Nhập khẩu DAP (ngàn tấn)

Xuất khẩu DAP (ngàn tấn)

Thời gian tổng hợp: Quý IV/2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và Agrimonitor)

Về thị trường Kali nội địa
  • Nhu cầu tiêu thụ Kali của nông dân và các nhà máy NPK cải thiện so với năm 2020. Điều này thể hiện qua số liệu nhập khẩu Kali hàng năm vào Việt Nam luôn ở mức trên 1 triệu tấn/năm.
  • Diễn biến giá Kali nội địa tăng mạnh so với năm 2020 do nguồn cung nhập khẩu giá cao từ nước ngoài và nhu cầu cải thiện từ các nhà máy NPK đẩy tâm lý mua trữ Kali tăng cao hơn so với mọi năm.

Diễn biến giá Kali tại chợ đầu mối HCM năm 2021

ĐVT: đ/kg

2020

2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Agrimonitor)

Thời gian tổng hợp: Quý I/2022

  • Kali Israel (bột, hống/đỏ)
  • Kali Belarus (miểng)
  • Kali Nga (bột hống/đỏ)
  • Kali Canada (miểng)
  • Kali Israel (miểng)
  • Xuất khẩu tăng trong quý 4/2021 do các nhà phân phối đã ký trước các hợp đồng nhập khẩu dài hạn. Ngoài ra, để chủ động về nguồn nguyên vật liệu đầu vào, có thể một số nhà máy NPK sẽ chủ động nhập khẩu với khối lượng lớn Kali trong các tháng tới đây, nhằm giảm rủi ro biến động giá và đứt gãy nguồn cung ứng.
  • Tình hình xuất nhập khẩu Kali năm 2021 như sau:

Nhập khẩu Kali (ngàn tấn)

Xuất khẩu Kali (ngàn tấn)

Thời gian tổng hợp: Quý IV/2021

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và Agrimonitor)